Chuyên mục lưu trữ: Tứ trụ

CHƯƠNG 24: CÁCH HÓA GIẢI

I.      Phương vị nên tránh.

1.        Năm nhà gặp tam sát

2.        Phương thái tuế, phương tuế phá.

3.        Tuế hợp với can.

4.        Phương lục hợp.

5.        Cửu tinh phân bố trên cửu cung theo năm tháng.

II.     Dưỡng sinh và phóng sinh.

III.   Giải hạn bằng thuốc.

IV.          Đề cương phối thang theo mệnh.

V.     Hành thiện tích đức, tín ngưỡng tôn giáo.

VI.          Xếp loại những biểu hiện năm hạn của tứ trụ.

1.      Vận dụng thần bị khắc, lại gặp năm kị thần vượng.

2.       Tuế vận cùng gặp thì kị nhất là gặp kình dương, thất sát.

3.       Đại vận xung đề cương, cộng thêm năm, hay tháng, hay ngày, hay giờ của Tứ trụ gặp xung.

4.       Năm thiên khắc địa xung,

5.       Năm bản mệnh,

6.       Trụ ngày xung khắc lưu niên,

7.       Mệnh ngũ hành thiên khô.

8.       Năm gặp 3 xung 1, hoặc 1 xung 3,

9.       Một hành nào đó của Tứ trụ vượng, gặp ngũ hành xung khắc.

10.     Những năm giao nhau của hai vận.

11.     Năm hay vận nhật can nhập mộ hoặc mộ bị xung khai

12.     Năm hay vận có hung thần ác sát, vong thần, bạch hổ trùng điệp 

13.     Năm kề trước hoặc sau năm hung,

14.     Đại vận không tốt.

15.     Đại vận, lưu niên đều tốt nhưng vẫn bị tử vong.

1.        Bàn về phản ngâm, phục ngâm..

2.        Bàn về thiên can, địa chi

VII.         Chọn ngày tốt để dâng hương, phóng sinh hoặc làm công trình công đức 

VIII.       Những điều cần chú ý đối với người đi hóa giải

Kinh dịch viết: “Ngẩng lên xem trời, cúi xuống xem đất”, “gần là bản thân, xa là mọi vật”, điều đó nói lên sự quan trọng của thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Gia Cát Lượng – Khổng Minh từng nói với Lưu Huyền Đức: “Tướng quân muốn thành bá nghiệp, tạm để cho Tào Tháo chiếm thiên thời, để cho Tôn Quyền chiếm địa lợi, còn tướng quân chiếm lấy nhân hoà… để thành thế chân vạc”.

Có nghĩa là khi người ta chiếm được một trong ba điều: thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì có thể thành bá nghiệp.

Thực ra thì cả ba không thể thiếu một điều nào, cho nên trước đó Gia Cát Lượng từng nói:

‘Tướng quân dòng dõi Đế thất, tín nghĩa nổi tiếng bốn phương, là bậc anh hùng cái thế, đó là nhân hoà”.

“Trước lấy Kinh Châu làm nhà, sau lấy Tây Xuyên làm,nền tảng để xây dựng sự nghiệp”, đó là địa lợi;

“Chờ cho thiên hạ có biến, lệnh một tướng đem quân Kinh Châu đi lấy Uyển Lạc, còn tướng quân đích thân dẫn dân chúng ích Châu ra lấy Tần Xuyên, chắc chắn dân chúng sẽ nghênh đón tướng quân”, đó là thiên thời,

sở dĩ Lượng nói chỉ cần được một trong ba điều, đó là nói đối với người quyền biến, trước hết nên nghiêng về trọng điểm mà thôi.

Cách nhìn đối với mệnh vận, có người mang thái độ rất bi quan.

Họ cho rằng tất cả là do mệnh vận định đoạt, mọi cố gắng phấn đấu của con người chỉ uổng công, vô ích.

Có người lại hoàn toàn phủ định. Họ cho rằng chỉ cần cố gắng phấn đấu thì sẽ đạt được mục đích.

Những quan niệm như thế đều là cực đoan và khó tránh khỏi lệch lạc.

Có người cho rằng tuy không thể thay đổi được hạt nhân của mệnh vận, ví dụ bạn là mệnh thường dân thì đừng nên mơ đến hoàng đế.

Quan niệm đó phù hợp với lẽ tự nhiên, nên có thể chấp nhận được.

Song chỉ đơn thuần dựa vào mệnh vận của tứ trụ, có lúc rất khó mà định đoạt được một cách sát thực.

Thực tế cuộc sống chứng tỏ: cùng những Tứ trụ có đầy đủ cách cục tài quan ấn, nhưng sự chênh lệch về giàu sang rất lớn.

Có người đã là quan đầu tỉnh, cũng có người chỉ mới là cán bộ huyện; có người là tỷ phú mà có người cũng chỉ mới tạm gọi là đủ ăn.

Nếu xếp loại theo trọng điểm thì năm, tháng, ngày, giờ sinh thuộc về tiên thiên;

đại vận, lưu niên, chọn tốt tháng, ngày, giờ v.v. nên là hậu thiên, đều thuộc phạm trù thiên thời.

Phần mộ, gia trạch, phòng ở, vị trí giường nằm, nơi công tác, phương vị đi đến đều thuộc phạm trù địa lợi.

Nhân hoà chỉ là tư duy, hành vi thuận theo quy luật tự nhiên.

Tất cả những điều trên đây chỉ mới cấu tạo thành bản chất mệnh vận.

Sự chênh lệch về giàu sang, nghèo hèn, họa phúc mà tứ trụ biểu thị mới chỉ là một phần của hạt nhân mệnh vận.

Những nhân tố như phần mộ, gia trạch, gen di truyền, v.v. tạo nên thai nhi.

Nếu giữa chừng người mẹ mang thai dọn đến ở một căn nhà xấu thì cũng đủ cho sẩy thai.

Một cái mầm tốt mà hậu thiên không được bồi đắp đầy đủ cũng sẽ bị héo khô.

Phàm là người đại đức, đại thành, tất phải là người tiên nhiên dồi dào, thuần khiết, hậu thiên tu dưỡng công phu, mộ phần, gia trạch đều tốt đẹp.

Nếu mộ phần, gia trạch xấu, lại không chú ý tu dưỡng bản thân thì cho dù mệnh tốt đến đâu cũng khó mà tránh được tai ác.

Mệnh không xung khắc thiên thời, hành vi không trái với địa lợi, nhân hoà thì chắc chắn sẽ tốt.

Chúng ta vừa không phủ định sự tồn tại của mệnh vận, nhưng cũng rất coi trọng sự bổ cứu của hậu thiên. Còn có gì có thể vượt qua được trời đất?

Cho nên phương vị nên tránh đã trở thành yếu tố quan trọng trong các biện pháp hoá giải tai ách.

Nói chung các nhà mệnh học đều biết: phương vị nên tránh hay nên đến không nằm ngoài quy tắc tránh phương kị thần, đi theo phương hỉ, dụng thần.

Nhưng lấy gì làm tiêu chuẩn để xác định?

Có người nói nên lấy quê hương tổ tiên làm gốc, có người lấy chỗ sinh của người cha làm gốc, v.v…

Theo tôi có lẽ đều không đúng.

Vì mệnh vận của Tứ trụ là ngày giờ sinh, cho nên lấy nơi sinh làm gốc để xác định phương hướng là đúng nhất. Đó là nói đối với cả cuộc đời.

Trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nên có người xa quê hương đến sống ở một vùng khác đã lâu.

Họ đã thích nghi với môi trường tự nhiên ở đó.

Năm ứng với tai ách, phương vị nên tránh cần được xác định theo nơi đang sống.

Như thế mới là mỗi vận là một thái cực.

Dịch có bất biến và biến dịch.

Không hiểu được điều này thì cũng như người mù đi đường, không biết bắt đầu từ đâu để vươn tới cái tốt, tránh xa cái xấu. .

Năm ứng với tai ách, phương vị nên tránh là: lấy chỗ ở làm tâm, trong vòng bán kính 20 – 30 km nói chung khí hậu biến đổi không lớn.

Nếu ra khỏi phạm vi đó được xem là đi xa. Khi đi xa phải tránh phương cừu, kị thần, nên đi hướng hỉ, dụng thần.

Trường hợp vẫn ở trong phạm vi đó cũng cần kiêng hoạt động nhiều ở phương cừu, kị thần mà nên hoạt động nhiều ở phương hỉ, dụng thần.

Trong nhà ở, căn cứ trung tâm nhà để xác định phương hướng.

Trung tâm nhà được xác định theo giao điểm của hai hình chéo hình học của nền nhà ở.

Phương xấu của căn nhà vừa là phương cừu, kị thần của mệnh chủ, vừa là phương xấu theo phong thuỷ học.

Nên tránh hoạt động nhiều trên phương vị bất lợi ở trong nhà cũng như vùng quanh nhà, nếu không thì dù là người mệnh tốt cũng sẽ là người chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định.

Nhiều người mệnh xấu dù đã cố đi xa, nhưng lại ở vào căn phòng xấu trong ngôi nhà,

ví dụ người hoả vượng kim nhược lại ở căn phòng phía nam nhà cho nên không tránh được bệnh viêm phổi.

Bệnh lặp đi, lặp lại lâu ngày vẫn không khỏi, về sau dọn đến phòng phía bắc thì không uống thuốc mà vẫn khỏi bệnh.

Cho nên năm ứng với tai họa có thể đi xa một lần, nhưng phải hết sức cẩn thận.

Cũng có thể không đi xa mà chỉ đảo phòng ở, đổi chỗ giường nằm là tiện nhất.

Người đi ra ngoài vẫn chịu ảnh hưởng ở môi trường phòng ở.

Bên ngoài khí trường phân tán nên ảnh hưởng ít; ngược lại trong phòng khí trường tụ nên ảnh hưởng nhiều.

Theo lời phản ánh của những người đã được dự đoán thì kết quả rất rõ ràng.

Có người hỉ thần là hoả, tôi dặn phương nam lợi cho họ. Ông ta không ngại xa xôi, đi về phương nam nhưng kết quả vẫn gặp rủi ro.

Nguyên nhân là vì phương nam của ngôi nhà rất xấu, cho nên có lúc đi xa không bằng đổi chỗ ở trong nhà, nhất là đối với người già, vừa đỡ tốn tiền, vừa đỡ hại sức khoẻ.

Ngay bên cạnh cũng có âm dương, cần gì phải tìm kiếm đâu xa.

Nếu biết lợi dụng phương vị tốt ngay trong nhà thì dù không đi xa cũng có thể hoá giải được.

Nhưng có lúc phương vị hỉ, dụng thần không thống nhất với phương cát lợi theo phong thuỷ, đó là nguyên nhân người mệnh cục có hỉ thần là hoả, ở trong căn phòng phía nam của ngôi nhà vẫn gặp rủi ro.

Người so với nhà thì cát hung của nhà quan trọng hơn.

Vì vậy cần phải xác định rõ phương vị cát hung của ngôi nhà.

Nhưng vì kiến thức phong thuỷ cao sâu nên những điều sắp nói dưới đây khó mà toàn vẹn được.

Nhưng dù sao đó cũng là những điều cơ bản, nếu lắm vững nó cũng đủ để hoá giải được tai họa.

Nếu không hiểu phong thuỷ thì tốt nhất lập một quẻ, khi hào tử tôn quẻ đó là quẻ thế mà vượng thì chắc chắn không có gì đáng lo.

Tam sát là 3 phương: tuyệt, thai, dưỡng của tam hợp cục.

Tuyệt là kiếp sát, thai là tai sát, dưỡng là tuế.

Tam sát là khí ám muội phạm phải thì gặp nhiều điều xấu.

Năm hợi, mão, mùi tam sát ở các phương: thân, dậu, tuất.

Năm dần, ngọ, tuất tam sát ở các phương: hợi, tí, sửu.

Năm thân, tí, thìn tam sát ở các phương: dần, mão, thìn.

Năm tị, dậu, sửu tam sát ở các phương: dần, mão, thìn.

Trước hết xác định cung giữa và 8 phương của nhà, sát ở phương đông thì kiêng đặt giường ở phương đông.

Những trường hợp khác cũng theo nguyên tắc tương tự.

Phương thái tuế: năm tí ở phương tí, năm sửu ở phương sửu, năm dần ở phương dần V. V…

Phương tuế phá: năm tí ở phương ngọ, năm sửu ở phương mùi, năm dần ở phương thân V. V…

Nếu là năm gặp hạn, đặc biệt là năm mệnh xung thái tuế, vị trí giường nằm không được đặt ở phương thái tuế hay phương tuế, nhất là phương tuế phá của nhà.

Ví dụ, người có năm mùi, hoặc tháng mùi, hoặc ngày mùi thì năm 1997 gặp hạn thái tuế, giường nằm kiêng đặt ở phương sửu, mùi, nhất là phương mùi.

Nếu là mệnh gặp hạn, giường nằm không được đặt ở phương thái tuế và tuế phá, kỵ nhất là phương thái tuế.

Ví dụ người Tứ trụ có năm sửu, hoặc tháng sửu, hoặc ngày sửu, năm 1997 phạm phục ngâm, giường nằm không được đặt ở phương sửu, mùi, kỵ nhất là phương sửu, vì phục ngâm sẽ nặng thêm.

Năm giáp ở phương kỉ; năm ất ở phương canh,

Năm bính ở phương tân; năm đinh ở phương nhâm,

Năm tuất ở phương quý, v.v…

Kinh Dịch viết: người tuế hợp với can là sự hợp của âm dương, thiên địa, chủ về giảm nhẹ tai ách, tăng thêm phúc lộc.

Tuế hợp với can rất thích hợp ứng dụng cho mệnh cục.

Ví dụ nhật nguyên canh kim, trên trụ tháng có quý thuỷ thương quan thì năm đinh sửu 1997 thương quan gặp quan, không tốt, giường nằm nên đặt ở phương nhâm hợp với can để tham hợp vong khắc, hoá hung thành cát.

Năm tí ở phương sửu, năm sửu ở phương tí,

Năm dần ở phương hợi, năm mão ở phương tuất,

Năm thìn ở phương dậu, v.v…

Hợp thái tuế chủ về điều mừng.

Phương lục hợp rất phù hợp ứng dụng cho mệnh cục.

Ví dụ chi ngày sinh là mùi thổ thì năm Đinh sửu 1997, cung vợ chồng xung phạm thái tuế, không tốt, vị trí giường nằm nên đặt ở tí lục hợp, tham hợp vong xung sẽ hoá hung thành cát.

Lại ví dụ Tứ trụ có mùi, tuất thì năm 1997 gặp tam hình, không tốt, vị trí giường nên đặt ở phương tí của lục hợp, tham hợp vong hình sẽ hoá hung thành cát.

Cửu tinh là: Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, cửu tử.

Cửu cung là: Khảm, Khôn, Chấn, Tôn, cung Giữa, Càn, Đoài, Cấn, Ly.

Sự sắp xếp cửu cung như sau:

TốnLyKhôn
ChấnCung giữaĐoài
CấnKhảmCàn

– Thứ tự bay thuận của cửu tinh vào cửu cung là:

bước 1 nhập cung Giữa;

bước 2 nhập cung Càn;

bước 3 nhập cung Đoài;

bước 4 nhập cung Cấn;

bước 5 nhập cung Ly;

bước 6 nhập cung Khảm;

bước 7 nhập cung Khôn;

bước 8 nhập cung Chấn;

bước 9 nhập cung Tốn

BẢNG TAM NGUYÊN CỬU VẬN CỦA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (1).

Thượng nguyênTrung nguyênHạ nguyên
vận 1vận 2vận 3vận 4vận 5vận 6vận 7vận 8vận 9
1864-1884-1904-1924-1944-1964-1984-2004-2024-
188319031923194319631983200320232043

BẢNG NĂM TRỰC CỬU TINH CỦA TAM NGUYÊN CỬU VẬN
(tức sao nhập giữa hàng năm) (2)

 Thương nguyênTrung nguyênHạ nguyên
GiápQuýNhâmTânCanhKỷMậuNhấtTứThất
dậungọmãodậungọbạchlụcxích
ẤtGiápQuýNhâmTânCanhKỷCửuTamLục
sửutuấtmùithìnsửutuấtmùitử,bíchbạch
BínhẤtGiápQuýNhâmTânCanhBátNhịNgũ
Dầnhợithântịdầnhợithânbạchhắchoàng
ĐinhBínhẤtGiápQuýNhâmTânThấtNhấtTứ
mãodậungọmãodậuxíchbạchlục
MậuĐinhBínhẤtGiápQuýNhâmLụcCửuTam
thìnSửutuấtmùithìnsửutuấtbạchtửbích
KỷMậuĐinhBínhẤtGiápQuýNgũBátNhị
tịdầnhợithântịdầnhợihoàngbạchhắc
CanhKỷMậuĐinhBínhẤt TứThấtNhất
ngọmãodậungọmão lụcxíchbạch
TânCanhKỉMậuĐinhBính TamLụcCửu
mùithìnsửutuấtmùithìn bíchbạchtử
NhâmTânCanhKỉMậuĐinh NhịNgũBát
thântịdầnhợithântị hắchoàngbạch
NTháng Năm\T.1T.2T.3T.4T.5T.6T.7T.8T.9T.10T.11T.12
Năm: tí, ngọ, mão, dậuBát bạchThất xíchBát bạchNgũ hoàngTứ lụcTam bíchNhị hắcNhất bạchCửu tửBát bạchThất xíchLục bạch
Năm: thìn, tuất, sửu, mùiNgũ hoàngTứ lụcTam bíchNhị hắcNhất bạchCửu tửBát bạchThất xíchLục bạchNgũ hoàngTứ lụcTam bích
Năm: dần, thân, tị, hợiNhị hắcNhất bạchCửu tửBát bạchThát xlchLục bạchNgũ hoàngTứ lụcTam bíchNhị hắcNhất bạchCửu tử

Ví dụ. Muốn biết năm 1996 cửu tinh ở cung nào.

Bước 1. Tra bảng 1, ta biết được năm 1996 thuộc phạm vi từ năm 1984-2003, cho nên thuộc Hạ nguyên, Thất vận quản công việc.

Can chi năm 1996 là Bính tí.

Bước 2. Tra bảng 2, biết được năm Bính tí thuộc Thượng nguyên,

Thất xích nhập cung giữa, Trung nguyên Nhất bạch nhập cung giữa,

Hạ nguyên Tứ lục nhập cung giữa.

Nay căn cứ kết quả bước 1, biết Bính tí thuộc Hạ nguyên Thất vận, cho nên Tứ lục nhập cung giữa.

Bước 3. Căn cứ thứ tự cửu tinh bay thuận vào cửu cung.

Cửu tinh bay thuận tức là:

Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, cửu tử lần lượt nhập cung Giữa.

Nếu Thất bạch nhập cung Giữa thì bay thuận vào cửu cung là:

Nhất bạch ở cung giữa, Nhị hắc ở Càn, Tam bích ở Đoài, Tứ lục ở Cấn, Ngũ hoàng ở Ly, Lục bạch ở Khảm, Thất xích ở Khôn, Bát bạch ở Chấn, cửu tử ở Tốn.

Nếu Nhị hắc nhập cung Giữa thì bay thuận vào cửu cung là:

Nhị hắc ở cung giữa, Tam bích ở Càn, Tứ lục ở Đoài, Ngũ hoàng ở Cấn, Lục bạch ở Ly, Thất xích ở Khảm, Bát bạch ở Khôn, cửu tử ở Chấn, Nhất bạch ở Tốn Nếu Tam Bích nhập cung Giữa thì bay thuận vào cửu cung là: Tam bích nhập cung Giữa, Tứ lục ở Càn, Ngũ hoàng ở Đoài, Lục bạch ở Cấn, Thất xích ở Ly, Bát bạch ở Khảm, Cửu tử ở Khôn, Nhất bạch ở Chấn, Nhị hắc ở Tôn.

Nay căn cứ kết quả bước 2, năm Bính tí 1996 Tứ lục nhập cung Giữa, nên bay thuận vào cửu cung là: Tứ lục nhập Giữa, Ngũ hoàng ở Càn, Lục bạch ở Đoài, Thất xích ở Cấn, Bát bạch ở Ly, Cửu tử ở Khảm, Nhất bạch ở Khôn, Nhị hắc ở Chấn, Tam bích ở Tốn. Như bảng dưới đây

Tốn (Tam)Ly (Bát)Khôn (Nhất)
Chấn (Nhị)Giữa (Tứ)Đoài (Lục)
Cấn (Thất)Khảm (Cửu)Càn (Ngũ)

Muốn biết năm Bính tí 1996, cửu tinh của tháng, năm trực các cung nào thì:

Bước 1. Tra bảng 3, biết được tháng 5 của năm Tí, Tứ lục nhập cung Giữa.

Bước 2. Cửu tinh bay thuận vào cửu cung là Tứ nhập giữa, Ngũ ở Càn, Lục ở Đoài, Thất ở Cấn, Bát ở Ly, Cửu ở Khảm, Nhất ở Khôn, Nhị ở Chấn, Tam ở Tốn. Như bảng dưới đây:

Tốn (Tam)Ly (Bát)Khôn (Nhất)
Chấn (Nhị)Giữa (Tứ)Đoài (Lục)
Cấn (Thất)Khảm (Cửu)Càn (Ngũ)

Muốn biết tháng 12 của năm Bính tí 1996, cửu tinh trực ở cung nào thì: Bước 1. Tra bảng 3, biết tháng 12 năm bính tí Lục bạch nhập cung Giữa.

Bước 2. Cửu tinh bay thuận vào cửu cung là: Lục ở cung Giữa, Thất ở Càn, Bát ở Đoài, Cửu ở Cấn, Nhất ở Ly, Nhị ở Khảm, Tam ở Khôn, Tử ở Chấn, Ngũ ở Tốn. Như bảng sau đây:

Tốn (Ngũ)Ly (Nhất)Khôn (Tam)
Chấn (Tứ)Giữa (Lục)Đoài (Bát)
Cấn (Cửu)Khảm (Nhị)Càn (Thất)

Trong cửu tinh, Ngũ hoàng, Nhị hắc là sao tai ách, bệnh tật.

Khi một sao đến riêng lẻ thì tai ách còn nhẹ, hai sao cùng đến tất sẽ nặng hơn, nếu nghiêm trọng có thể chết người.

Tổ hợp hai sao cũng đến là năm Ngũ hoàng, tháng Ngũ hoàng; năm Ngũ hoàng, tháng Nhị hắc; năm Nhị hắc, tháng Nhị hắc; năm Nhị hắc, tháng Ngũ hoàng.

Cho dù tổ hợp nào thì cũng đều là xấu cả.

Phàm khi ngũ hoàng, nhị hắc đến thì không nên ở hay hoạt động ở phương vị bất lợi.

Trước hết xác định rõ cung giữa của nhà ở và tám phương.

Phòng nằm và giường nằm đều kị phương Ngũ hoàng, Nhị hắc.

Tiếp theo là quan sát tám phương, nếu cửa chính của nhà đúng phương Ngũ hoàng, hoặc Nhị hắc thì gặp tháng Ngũ hoàng hoặc Nhị hắc thì người sống ở phòng đó khó tránh khỏi tai ách.

Khi phát hiện những trường hợp như trên, tốt nhất là tạm thời chuyển phòng hoặc tạm thời đóng cửa, không hoạt động ở đó nữa.

Cố gắng hoá giải, nhưng chưa bảo đảm chắc chắn sẽ tai qua nạn khỏi.

Nên đeo thêm các đồ trang sức vàng bạc, hoặc bỏ vào bể nước ăn 6 bông hoa bạc, hoặc năm đó ở phương Lục bạch nên đặt tivi để sinh hoạt nhiều theo phương đó.

Ví dụ năm 1996, Ngũ hoàng ở phương Càn, Nhị hắc ở phương Chấn.

Tháng 5 Ngũ hoàng đến phương Càn, Nhị hắc đến phương Chấn, cả năm và tháng Lục bạch đều ở phương Đoài, nên có thể hoạt động nhiều ở phương Đoài.

Ví dụ. Nam

ẤnSátNguyên
ẤtNhâmBính
Mùingọthìn
Kỷ Đinh ẤtĐinh KỷMậu Ất Quý

Lưu niên: Bính tí

Đây là hôm tôi chỉnh lý tài liệu này, có người phụ nữ đến nhờ hoá giải cho chồng. Không biết giờ sinh. Mệnh này hoả vượng, kình dương lẫn sát, phải đề phòng bất trắc bị lao tù.

Năm 1992 đã bị ngồi tù, năm 1994 ra tù. Năm 1996 ngang vai, kình dương, tuy có mùi thổ hợp giải, nhưng khó tránh được điều xấu.

Cửa chính nhà đó theo hướng đông của phương nhà cao tầng, năm Nhị hắc, tháng 5 Ngũ hoàng đến, quả nhiên ngày 12-13 vì ăn cướp mà bị bắt.

Mệnh hung, trạch hung, hành vi hung nên số kiếp khó tránh khỏi.

Nay gieo quẻ cho người vợ dự đoán kết quả như sau:

Năm Bính tí, tháng canh tí, ngày quý mão

Trạch lôi tuỳ  Hoả lôi phệ hạp
Tài mùi (ứng)XPhúc tịBạch hổ
Quan dậuoTài mùiPhi đằng
Phụ hợi Quan dậuCâu trần
Tài thìn (thế)(Tuần không)Tài thìnChu tước
Huynh dần Huynh dầnThanh long
Phụ tí Phụ tíHuyền vũ

Quan tinh là dụng thần, quan động hoá tài, tài động sinh quan, nên có tiền thì có thể giải cứu.

Hào thế tuần không tức là trong nhà không có tiền, lại gặp chu tước, cần phải đi về phương mùi hoặc gặp người cầm tinh con dê để vay tiền.

Nếu năm nay không tích cực giải cứu thì sang năm là mộ kho, rất dễ ngồi tù.

Mấy hôm sau quả nhiên được tin cần phải có hơn 1 vạn đồng nộp phạt thì có thể được tha. Hiện đang chuẩn bị.

Vạn vật trên đời đều cảm ứng lẫn nhau, đặc biệt là giữa người với người, giữa người với động vật.

Hai người chung sống lâu, nhất là vợ chồng hoà thuận thì tính tình và tướng mạo sẽ có nhiều điểm tương tự.

Con nuôi sau một thời gian dài sẽ có nhiều nét giống bố mẹ nuôi.

Gia súc, nhất là chó nuôi lâu, tính tình và trạng thái sức khoẻ đều giống chủ.

Vì vậy mà tục ngữ nói “Vật nuôi giống chủ”.

Nguyên nhân là ở chỗ giữa người đó và người thân, giữa chủ và gia súc có mối quan hệ bên trong sâu sắc.

Khoảng cách càng gần, tiếp xúc càng nhiều thì mức độ cảm ứng lẫn nhau càng mạnh.

Khi người chủ may mắn, thuận lợi, khí trường phát ra tốt, cho nên khí sắc của người thân cũng tốt, súc vật nuôi trong nhà cũng hưng vượng; khi chủ gặp tai họa, khí trường phát ra u ám, người thân và súc vật trong gia đình hấp thu phải đểu chịu sự tổn thương nhất định.

Cho nên khi người thân hay vật nuôi trong gia đình không chịu đựng nổi khí trường u ám đó thì khí sắc xấu đi, thậm chí có thể bị bệnh hoặc bị chết.

Đó chính là một trong những nguyên nhân đáng lẽ người chủ gặp tai họa nhưng vẫn qua được, ngược lại tai họa trên người thân hoặc gia súc bị chết làm cho chủ thất sắc, kém tài.

Nếu sức khoẻ người thân hoặc gia súc nuôi trong nhà rất tốt, không những có thể kháng cự được khí u ám của chủ phát ra mà cũng phát ra một khí trường tác động lại chủ, từ đó mà điều chỉnh được âm dương, ngũ hành của mệnh chủ bị suy hay vượng quá.

Đó chính là nguyên lý nuôi các con vật trong nhà để hoá giải tai ách cho chủ.

Nguyên lý phóng sinh cũng thế, đều là những khí trường thông tin mạnh mẽ.

Phóng sinh vật nuôi theo phương hỉ thần của chủ, để cho chúng phát ra khí trường phản hồi, sẽ có tác dụng hoá giải thực sự.

Nếu phương vị phóng sinh sai có thể sẽ đưa lại rủi ro.

Phóng sinh tốt nhất là dùng rùa hoặc baba.

Những động vật này không những linh tính nhạy cảm, mà sức sông dồi dào.

Nên viết tên chủ lên con vật đó, chọn ngày tốt đốt hương sau đó phóng sinh, chắc chắn bảo đảm sẽ mạnh khoẻ.

Phóng sinh chó không những có thể giúp thay đổi tính tình.

Vì sau khi phóng sinh không biết được con vật ở đâu nên không biết được kết quả.

Nhưng từ thực tế dưỡng sinh mà nói, vào những tháng chủ nhân bất lợi thì thường bị chết nhiều động vật.

Từ đó suy ra động vật phóng sinh cũng có thể bị chết, cho nên cần nhanh chóng nuôi đợt khác để tiếp tục phóng sinh.

Chúng ta không hy vọng động vật chết thay cho ta, nhưng vạn vật thường có tình.

Bạn cứu nó nó sẽ đền đáp bạn.

Không những thế, mà thực tế cũng chỉ có thế mới làm cho tấm lòng lương thiện, chính trực, chân thành và hành động bác ái của con người cảm thấu đến trời đất, thần linh, nhằm giúp con người vượt qua trở ngại.

Ví dụ 1. Nam

TỉThựcNguyênThương
ẤtĐinhẤtBính
HợiHợimùi
Nhâm GiápNhâm GiápKỷ Đinh ẤtQuý
Ấn KiếpẤn KiếpTài Thực TỷKiêu

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Ất hợi

Mệnh này thuỷ nhiều nên là hàn cục, chọn hoả hay thổ làm dụng thần.

Năm 1995 ba hợi xung một tị, vốn là cảnh tượng đại hung.

Phương Khôn nhà ở có miếu, hương khói nhiều, cho nên người này hàng ngày nên đến đó thắp hương.

Đồng thời nuôi một con chó, một con rùa để làm vật phóng sinh.

Sau đó phóng sinh rùa trên núi theo phương Khôn, chó để bảo vệ chủ nhân.

Chó lớn rất nhanh và tốt, khôn ngoan, đáng yêu.

Đáng tiếc đến trung tuần tháng 10 chó ốm chết.

Sau đó không nuôi và phóng sinh nữa, chỉ sang miếu thắp hương vẩ uống thuốc đông y, kết quả cả năm mạnh khoẻ.

Ví dụ 2. Nam

TàiQuanNguyênTỉ
ẤtĐinhCanhCanh
HợiHợidầnThìn
Nhâm GiápNhâm GiápGiáp Bính MậuMậu Ất Quý
Thực ThêThực ThêThê Sát KiêuKiêu Tài Thương

Đại vận: Tân tị,  Lưu niên: ất hợi

Đó là đầu mùa thu năm 1995, khi tôi đang làm việc ở Trung tâm thì ở nhà gọi điện đến nhờ hoá giải thay cho một người.

Người này tháng 7 mắc bệnh tim, nằm viện điều trị hơn một tháng không có hiệu quả, sau về nhà.

Tôi thấy tháng 10 là cửa ải nghiêm trọng, yêu cầu ông ta phải chú ý.

Phòng ở của ông ta hợp với phương dần hợi, có thể hoá giải được.

Nhưng tháng 7 dần mộc bị xung thương tổn, cho nên ốm nằm liệt giường.

Vì tôi không biết mặt và nhà ở ông ta nên đành đưa ra phương án như sau:

Chuyển giường, đến nằm ở phòng phương dần của ngôi nhà.

Hàng ngày ra sân, hướng mặt về phương dần dâng hương khấn đọc tên của mình, chờ cho đến khi thấy thoải mái thì dâng hương.

Nuôi một con mèo ở ngay cạnh mình.

Kết quả: cuối tháng 9 bệnh nhân khỏe dần có thể làm được việc vặt trong nhà và cảm thấy không có gì đáng ngại nữa,

Không ngờ trung tuần tháng 10, trong cùng một ngày, mèo chết trước, tiếp đó là chủ nhân ngã gẫy tay phải.

Ông ta đã vượt qua cửa ải như vậy, đến nay sức khoẻ đã tốt.

Ví dụ 3. Nữ

TỉKiêuNguyênTài
BínhGiápBínhTân
NgọNgọNgọMão
Đinh KỷĐinh KỷĐinh KỷẤt
Kiếp ThươngKiếp ThươngKiếp ThươngẤn

Đại vận: Tân mão, Lưu niên: Bính tí

Chọn giờ sửu ngày 16 tháng giêng năm 1996 là giờ dâng hương.

Năm bính tí, tháng canh dần, ngày tân sửu, giờ kỉ sửu.

Chỗ dâng hương là phương sửu ở cạnh nhà, dâng hương phóng sinh rùa cũng ở đó.

Sau khi trời sáng rùa được đưa đi theo phương sửu cách nhà 10 dặm để phóng sinh.

Nguyên bà chủ nuôi một con chó rất khoẻ, vì vậy tôi không dặn bà ta mua nữa.

Tháng 5 chó chết đột ngột, mấy hôm sau người chồng nói với tôi: “Tôi bảo vợ tôi phải mua chó nữa”.

Người chồng tỉnh ngộ hơn nên mua liền 3 con, đến tháng 11 lại chết 1 con. 2 con còn lại đều khoẻ mạnh.

Hiện tại gia đình rất tốt, tài vận cũng khá.

Từ xa xưa Trung Quốc đã coi trọng dùng thuốc để dưỡng sinh.

Trong cuốn dược học kinh điển sớm nhất – ‘Thần nông bản thảo”, từng ghi chép rất nhiều bài thuốc có tác dụng “Uống lâu nhẹ thân mình, tăng tuổi thọ”, “Sống lâu trẻ mãi không già” V.V..

Con người có nhiều dạng tai ách, trong đó tử vong là nhiều nhất.

Các nhà mệnh học đều biết: đến tuổi 60, con người thường gặp nhiều cửa ải.

Vì vậy ngày xưa tuổi 60 đã cho là thọ.

Dùng thuốc  có thể vượt qua “cửa ải”, nên tăng tuổi thọ.

Thánh dược Tôn Tư Dật từng viết trong “Thiên kim dược phương” về “Hoa Đà vân mẫu viên” như sau tôi thường uống một vài thang, người khoẻ hẳn”.

Qua đó có thể thấy, ông có sự thể nghiệm sâu sắc về mặt này.

Xưa nay các bậc danh y thường có tuổi thọ cao.

Điều đó chứng tỏ dùng thuốc có thể giúp vượt qua tai ách.

Người xưa đã để lại nhiều công trình nghiên cứu, chúng ta cần tiếp tục đi sâu hơn.

Trên đời này có nhiều loại người, mỗi người lại có nhiều dạng tai họa.

Bệnh tật là dạng tai họa thường gặp nhất.

Thuốc có thể phòng bệnh.

Năm gặp tai nạn không bệnh tật thì cũng gặp rủi ro, bệnh tật chỉ là sự phản ánh một mặt của tai họa, đó là quan niệm phổ biến.

Quan điểm này có đúng không?

Trước hết ta hãy xem những điểu đã được ghi trong sách “Linh Lan mật điển luận”.

“Tâm là cơ quan chủ tể, chủ về thần minh.

Phế là cơ quan liên thông.

Can là tướng quân, chủ về đảm lược.

Mật là quan trung chính, chủ về quyết đoán.

Tam tiêu là sứ thần, chủ về mừng, giận.

Tì vị là quan kho tàng.

Đại trường là quan tải dẫn, đào thải.

Tiểu trường là quan thu nạp, chuyển hoá.

Thận chủ về sức sống, khéo léo.

Tam tiêu điều hoà, thanh lọc.

Bàng quan chứa trữ nước thải, chứa tân dịch, thải nước thừa.

Mười hai cơ quan này không thể thiếu một cơ quan nào.

Cho nên minh mẫn thì yên ổn, dưỡng sinh theo hướng đó sẽ trường thọ.

Không minh mẫn là do có bộ phận bị tắc trở ”.

Ai nói y học cổ chỉ bàn về bệnh?

Người mà khí tâm hoả bất túc thì thần trí mơ màng, hành động hồ đồ.

Người mà mộc khí gan mật thông thương thì anh dũng, quả cảm, giàu mưu lược.

Người mà khí phế kim đầy đủ thì mạnh mẽ, uy nghi, coi trọng danh dự.

Người mà thận tinh dồi dào thì chí cao, nhìn rộng, khéo léo tinh thông.

Người mà thổ khí của thiện trung yếu kém thì nói năng yếu ớt, tính trầm, hướng nội.

Đó là những tố chất tinh thần được quyết định bởi lục phủ, ngũ tạng, là nguồn gốc phát sinh hành vi thiện ác, cát hung.

Mệnh vận của Tứ trụ chỉ phát sinh sau khi cơ thể thai nhi đã hình thành.

Thai nhi trong bụng mẹ đã chứa sẵn âm dương, ngũ hành.

Đồng thời cát hung họa phúc giáng xuống con người cũng là do hình hài cơ thể khác nhau mà có.

Âm dương, ngũ hành của thai nhi bẩm tính thiên khô thì dù vận mệnh Tứ trụ tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi chết yểu.

Mệnh vận Tứ trụ là sự tiếp thu âm dương, ngũ hành lần thứ hai của thai nhi.

Mọi ảnh hưởng của các yếu tố như: phần mộ, gia trạch, gen di truyền, sự dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ, vận mệnh Tứ trụ, v.v. đều thể hiện qua sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Không có cơ thể thì cũng không có mệnh vận.

Cho nên cơ thể là yếu tố hàng đầu, mệnh vận đứng hàng thứ hai, tức bệnh quyết định tai ách chứ không phải mệnh quyết định bệnh.

Không hiểu rõ điều này sẽ lẫn lộn giữa bệnh và mệnh.

Người ta trước khi gặp tai họa thường có điềm dự báo.

Khi khí sắc u ám, hoặc khác thường thì đó là sự thể hiện bước đầu chức năng cơ thể bị rối loạn.

Nếu không kịp thời điều dưỡng, phát triển thêm một bước sẽ thành bệnh, hoặc khi bị khí trường bên ngoài tác động vào một sự việc tương ứng sẽ phát sinh cái mà trong mệnh học gọi là tai ách.

Cho dù dùng cách hoá giải nào thì cũng phải thông qua cơ thể để tiến hành.

Cho nên người ta đi đến kết luận: muốn đề phòng tai họa trước hết phải phòng bệnh.

Sự hoạt động hài hoà của các cơ quan trong cơ thể là điều phải quan tâm đầu tiên.

Lão Tử nói: “Tôi sở dĩ gặp hạn lớn vì tôi có thân, nếu không có thân thì đâu còn tai họa”.

Thật là một câu nói chí lý.

Sách “Hoàng đế nội kinh” viết:

“Con người hấp thu ngũ khí ở trời, hấp thu ngũ vị ở đất”.

Cơ thể hấp thu âm dương, ngũ hành chủ yếu thông qua hô hấp và ăn uống.

“Ngũ khí đi vào mũi, tồn ở tâm, phế, khiến ngũ sắc sáng sủa, giọng nói vang xa;

ngũ vị đi vào miệng, tồn ở trường và nuôi dưỡng ngũ khí.

Khí bình hoà thì sống, sinh tân dịch, tinh thần”.

Cho nên phải làm cho “khí và vị hoà hợp để tăng bổ chính khí”.

Thường ngày bệnh nhập vào ngũ tạng theo đường ăn uống.

Thức ăn ăn vào đều hàm chứa âm dương, ngũ hành.

Một chất nào đó được gọi là thuốc vì tính âm dương ngũ hành của chất đó mạnh hay yếu hơn các chất bình thường.

Con người hấp thu âm dương, ngũ hành vốn có trong chất đó để điều chỉnh sự vượng hay suy của âm dương, ngũ hành trong cơ thể.

Vì vậy thuốc có khả năng hoá giải tai nạn.

Nên biết rằng: các chất dù phức tạp đến đâu cũng nằm trong phạm vi âm dương, ngũ hành.

Chỉ cần ta ăn uống đúng chất cần thiết thì đều có thể bù đắp được sự thiếu hụt chất đó trong cơ thể, hoặc giúp đào thải những chất có hại.

Con người chỉ biết dùng thuốc chữa bệnh tức là đã đánh giá thấp giá trị của thuốc.

Tôi qua thực tiễn lâu dài đã rút ra kết luận:

dùng thuốc giải hạn, đó mới là người tinh thông y dịch.

Thuốc là hợp chất của âm dương, ngũ hành.

Dùng thuốc giải hạn không những là cách làm có hiệu quả mà còn ưu việt hơn các phương pháp khác.

Có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt vận dụng.

Nếu dựa vào phương vị để hoá giải thì chỉ mới có lợi cho hành động mà chưa bảo đảm an toàn, làm sao có thể so sánh với sự toàn diện của thuốc được.

Muốn dùng thuốc chính xác để hoá giải thì phải nắm vững y lý, dược lý để hoà hợp tinh thông với mệnh lý.

Điều đó khiến cho người đi hóa giải thêm một gánh nặng.

Vì vậy người xưa nói: ‘Thánh nhân xưa, nếu không sống trong triều đình thì cũng sống trong ngành y”.

ở đây tôi chỉ có thể cung cấp một số gợi ý để mọi người tham khảo.

Trước hết xin nêu hai ví dụ.

Ví dụ 1. Nam

TỉThựcNguyênThương
ẤtĐinhẤtBính
HợiHợiMùi
Nhâm GiápNhâm GiápKỷ Đinh ẤtQuý
Ấn KiếpẤn KiếpTài Thực TỷKiêu
Bính tuất Ất dậu Giáp thân Quý mùi Nhâm ngọ Tân tị
21222324252

Mệnh này thuỷ nhiều, mộc trôi nổi.

Các đại vận: ất dậu, giáp thân địa chi cắt chân.

Mộc thuộc gan, gan mất nuôi dưỡng khí thừa làm hại dạ dày.

Dạ dày thuộc thổ bị hư, con hư thì cầu cứu mẹ, mẹ vốn bị khắc nên hình hài yếu mòn, do đó khó tránh được bệnh đau dạ dày.

Giáp, ất là tỷ kiếp, chủ về gân cốt.

Gân cốt khoẻ chứng tỏ mộc vượng, nên bệnh đau càng nặng.

Vận quý mùi có hoả, có thổ nên khử được bệnh tim.

Năm 1983 can chi đều là thuỷ nên bệnh dạ dày càng nghiêm trọng.

Tôi cho đơn thuốc “Tiểu kiện trung thang” có gia giảm để điều bổ tâm tì, bình kiện can khí, uống hơn 30 thang thì yên ổn.

Có người cho rằng: bệnh quyết định mệnh, năm và vận không tốt thì chữa bệnh cũng khó.

Tôi không tán thành điều độ.

Vì nếu đúng như vậy thì còn cần bác sỹ làm gì.

Vấn đề là gặp năm vận không tốt chỉ khó chữa hơn mà thôi.

Then chốt là anh có kết hợp được tốt giữa thời cơ bệnh và mệnh hay không.

Sau khi chữa khỏi, nếu gặp năm hay vận không tốt thì nên chú ý điều dưỡng cẩn thận hơn.

Năm 1984 vốn không thuận, ngược lại nhờ điều dưỡng tốt nên sức khoẻ vẫn bình thường, điều đó đủ thấy công lực của thuốc kéo dài, vô hình trung đã biến đổi được mệnh vận.

Trong Tứ trụ một hành nào đó quá vượng, không có nghĩa là nó đại biểu cho công năng của tạng phủ đó vượng, mà phần nhiều là chỉ thực chứng của tạng phủ đó.

Bản mệnh thuỷ vượng không thể là dương thăng, âm hoá mà là chủ về thận âm bất túc, cho nên không được lạm dụng thuốc ôn táo để bổ tâm, nhất là đối với con người hiện đại ngày nay luôn mong muốn lợi tâm, âm hư hoả vượng, nên phải chú ý tuỳ cơ mà ứng biến.

Người ta hay lấy tính bình của vị bá tử nhân để an thần, liệm tâm khí, vì “hạt của thảo mộc đều có thể dưỡng tâm, có thể tuỳ đó mà dùng”.

Sinh địa bổ thận âm, cam thảo bổ tì vị.

Tỳ là con đường tâm kinh giao lưu với tâm thần, cam thảo không những giúp ‘thúc đẩy sự giao lưu mà có thể khắc chế hoả vượng, đồng thời hoà hoãn dược tính của bá tử nhân, sinh địa.

Hợp các vị đó lại trong thang thuốc, uống vào các vị đồng tính sẽ tương, cảm lẫn nhau thì thuỷ hoả tương xung sẽ biến thành thuỷ hoả tương tế, âm dương điều hoà, hiệu quả rất nhanh.

Năm 1995 người này thuỷ hoả tương xung cho nên phải nhờ các vị trên để hóa giải.

Ví dụ 2. Nam

ThươngThựcNguyênTài
MậuKỷĐinhTân
TuấtMùiTịSửu
Mậu Tân ĐinhKỷ Đinh ẤtBính Canh MậuKỷ Quý Tân
Canh thânTân dậuNhâm tuấtQuý hợi
1112131

Mệnh này thổ nhiều mà táo, nên lấy mộc để khơi thông, dùng thuỷ tư nhuận, nhưng vì thân nhược lại đóng kình dương nên rất sợ bị xung.

Nguyên cục có hình khắc lẫn kình dương, ở vận quý hợi hai năm 1988- 1989 không những phá tài mà còn gặp nạn kiện tụng, phạm pháp.

Năm 1995 kình dương bị hai lần xung, nên mệnh chủ không bị thương thì cũng bị nạn khác, vốn người đó đã tìm cách hoá giải nhưng lại không chịu uống thuốc nên càng nguy hiểm, về sau dùng thánh dược gồm các vị, viễn chí, xương bồ để chữa tâm kinh, dưỡng tâm âm, bổ tâm khí nên kết quả rất kỳ diệu.

Nếu không có thuốc đó để cổ vũ chính khí thì e rằng khó qua khỏi cửa ải lục hợp.

Nay giới thiệu một số vị thuốc công hiệu để độc giả tham khảo, tuỳ thân mang theo sử dụng:

Thuốc chủ về tâm (tim):

Bá tử nhân, viễn chí, xương bồ, phục linh, hợp hoan bì, tùng tử (hạt thông), liên tử (hạt sen), quế tâm, hoàng liên, chu sa (cấm sao, không được uống lâu).

Thuốc chủ về can (gan):

Toan táo nhân, sơn thù nhục, ngũ vị tử, đương quy, xuyên khung, bạch truật, kỉ tử, tang thầm, cam chanh, miên nhân trần, long đởm thảo, sài hồ, cúc hoa.

Thuốc chủ về phế (phổi):

Sa sâm, bách hợp, thiên đông, mạch đông, tang diệp.

Thuốc chủ về thận:

Sinh địa, thục địa, tục đoạn, đỗ trọng, thỏ ti tử, tử hà xa, bổ cốt chỉ.

Thuốc chủ về tì (lá lách):

Đảng sâm, cam thảo, bạch truật, đại táo, mật ong, đường mía, sơn dược.

Phàm người nhật chủ vượng, găp vận hay năm tỉ kiếp.

Như nhật nguyên là bính hoả vượng, lại gặp năm hay vận bính đinh, tất tâm hoả cường vượng quá mức, gặp năm hay vận giáp, ất, can khí tất dội ngược trở lại.

Nếu không có bệnh thì cũng phát sinh tranh chấp, phá tài.

Đó là những phản ứng xì hơi để điều tiết cơ thể.

Sau khi tranh chấp bị hao tài, tốn của, vượng khí xẹp xuống, nên không bị bệnh nữa.

Cho dù tỉ kiếp ở hành nào đều có hiện tượng tích tụ phát sốt, hoặc khắc chế ngũ hành bị khắc, hoặc khắc lại ngũ hành khắc tôi.

Ví dụ lấy nhật nguyên bính hoả nhiệt, gây ra bệnh tim, phiền muộn, dễ bực tức, hoặc gây gổ tranh chấp; hoặc khắc chế phế kim gây ra bệnh phổi; hoặc xì hơi tâm hoả, dưỡng âm tâm; hoặc tư dưỡng phế kim; hoặc tư dưỡng thận thuỷ; hoặc ứng dụng tổng hợp.

Phàm người nhật chủ nhược, lại gặp vận hay năm quan sát.

Như nhật nguyên tân kim gặp vận hay năm bính hoả, phế khí tất sẽ bất túc, sức đề kháng yếu.

Nếu không đau ốm thì cũng bị đinh hoả gây ra những việc tương ứng như tai nạn, hay kiện tụng.

Tuỳ tình hình cụ thể mà bồi bổ khí cho phế kim, tỳ thổ, thận thuỷ.

Thuỷ có thể khắc hoả, thổ có thể hoá giải hoả, kim có thể kháng hoả để dập tắt tai nạn.

Phàm nhật chủ vượng, lại gặp vận hay năm kiêu, ấn.

Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, khí tâm hoả, tì thổ tất sẽ thái quá.

Thổ táo không sinh được cho phế kim, vượng hoả khắc kim, đặc biệt đối với người tân kim bốc mạnh tất phổi sẽ bị tổn thương, không Ốm đau thì cũng gặp điều xấu.

Nên giảm hoả, làm yếu thổ, nhuận kim.

Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm hay vận thực thương.

Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, can khí sẽ bất túc, không ốm đau cũng gặp rủi ro, nên cần bổ gan.

Người Tứ trụ hoả vượng thì nên giảm hoả.

Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm tài hay vận tài.

Như nhật nguyên quý thuỷ gặp năm bính hay đinh, hoả khắc lại thuỷ, thần khí sẽ bất túc, không ốm đau thì cũng gặp điều xấu.

Nên bổ thận, chú ý dưỡng gan.

Người trong Tứ trụ hoả vượng còn nên thanh thản, tóm lại nên nắm chắc thời cơ của mệnh.

Phàm người thương quan gặp quan, thiên can xung khắc lẫn nhau, đều nên thông quan.

Như nhật nguyên canh kim, trụ tháng có quý thuỷ, gặp năm đinh thì phải xem trụ ngày cường hay nhược.

Cường thì không cần bổ phế mà chỉ dùng thuốc dưỡng gan.

Thuỷ hoả thông quan điều hoà.

Lại xem quý thuỷ, đinh hoả cái nào là dụng thần, cái nào có thể bị tổn thương để điều bổ cho thích đáng. Nếu nhật chủ nhược thì kiêm bổ phế kim.

Phàm người thuộc loại địa chi tương xung, tương hình thì đều chọn phương pháp thông quan, đồng thời cân nhắc quan hệ giữa dụng thần với nhật chủ.

Thìn tuất sửu mùi tương xung thì phải xem dụng thần và nhật chủ cường hay nhược.

Phàm gặp thìn tuất sửu mùi xung thì dễ bị bệnh ở tì, vị và thận, dùng thuỷ tư nhuận hoặc dùng mộc để giảm nhẹ.

Người hành thiện tích đức, trong lòng thư thái, tính tình cởi mở, khí huyết hài hoà nên mạnh khoẻ, ít bệnh.

Người làm điều ác, lòng hay gian dối, thâm trầm, suốt ngày lo nghĩ, khí huyết thác loạn, cơ thể rối bời, tự chuốc lấy nhiều bệnh tật.

Người hành thiện tích đức luôn được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ, mọi việc dễ hanh thông, sự nghiệp tốt đẹp.

Người làm điều ác bị nhiều người thù ghét, việc làm trắc trở, cuối cùng tinh lực khô kiệt, suy vong.

Trên đây mới chỉ để cập đến một mặt, còn có những điều sâu xa hơn nữa mà chưa nói tới.

Trong vũ trụ tồn tại nhiều trường năng lượng.

Cơ thể là một tiểu vũ trụ, cũng có năng lượng riêng, từng giờ, từng phút nối thông với các trường năng lượng bên ngoài.

Trường năng lượng trong cơ thể có thể được điều chỉnh bởi các ý niệm.

Ý niệm, tư duy của con người sẽ sản sinh ra trường thông tin nhất định, ngoài ra nó còn là môi trường để truyền tải năng lượng, có thể truyền thông tin đến người khác.

Trong cuộc sống ta thường thấy khi người mẹ bị ốm, nhớ đến con nơi xa, lúc đó người con sẽ cảm thấy khác thường; hay hiện tượng vừa nhắc đến ai thì người đó bỗng nhiên xuất hiện; mắt nháy nhiều là do ai đó hay nhắc đến, v.v.

Từ đó có thể thấy ý nghĩ của con người không những có thể khống chế mình mà còn tác động ra xung quanh.

Thông tin tốt hay xấu sẽ sản sinh ra xung quanh những kết quả tương ứng.

Người hành thiện tích đức thì người khác sẽ tự giác hay không tự giác mong muốn cầu chúc những điều tốt đẹp cho người đó.

Trường tư duy tốt đẹp đó gây lên những làn sóng cộng hưởng, tất yếu dẫn đến một hiệu quả tốt đẹp, có thể hoá hung thành cát.

Tương tự, người có hành vi độc ác không tránh khỏi bị trách mắng của nhiều người.

Cho nên lúc tội ác nhiều đến mức không hoá giải nổi thì sẽ gặp tai họa, không ai cứu được.

Trên đây mới chỉ bàn về hiệu quả to lớn do trường tư duy của người bình thường phát ra.

Đối với người có nhân duyên bẩm sinh, lại thêm sự rèn luyện nhất định thì trường lực của họ phát ra càng vượt gấp nhiều lần so với người thường.

Cho dù giáo phái nào, khi thi lễ hành đạo đều thông qua sức mạnh của ý niệm để nối thông giữa con người với trời đất.

Vì sao tà giáo có hại cho con người? Còn tôn giáo chân chính lại có ích?

Vì sao tà giáo cuối cùng có hại cho bản thân và con cháu?

Tất cả đều do tà giáo không được nhân tâm, đi ngược lại quy luật tự nhiên của trời đất, thế cô lực yếu. Còn tôn giáo chân chính thuận với lòng dân, hợp với quy luật trời đất nên thế mạnh lực lớn, kết quả tà thua chính, tất đi đến diệt vong.

Nhưng chính và tà xưa nay là mệt cặp mâu thuẫn.

Giải quyết được mâu thuẫn này lại phát sinh mâu thuẫn khác, cho nên đừng bao giờ hy vọng trong cuộc sống thực tế không có tà.

về toàn cục mà nói nên tà thua chính, nhưng xét từng mặt thì luôn có trường hợp chính không thắng được tà.

Đó là vì sự chuyển hoá thịnh suy giữa hai mặt của mâu thuẫn.

Người gặp năm có tai ách, tức là lúc chính khí yếu thì tà khí nào cũng có thể xâm phạm được.

Vì sự nối thông tin giữa người nhờ hoá giải và người đi hoá giải thường có quỹ đạo qua lại.

Lúc tà khí xâm phạm người nhờ hoá giải, vì bị kháng lại nên tự nhiên sẽ phản hồi theo quỹ đạo tác động lên người đi hoá giải.

Nếu lúc đó chính khí bản thân người đi hoá giải yếu thì sẽ bị tà khí tấn công.

Kết quả không những không hoá giải được tai ách mà còn rơi vào bản thân mình.

Điều này không còn là nghe nói mà thực tiễn chứng tỏ như thế, đặc biệt khi hoá giải những hạn lớn đều cảm nhận được.

Những hoá giải không cảm nhận được thường là sự hoá giải không có hiệu quả, hoặc đó là hạn nhẹ hoặc hạn không đáng có.

Trường tư duy làm điều thiện cũng gây ra những sóng cộng hưởng, cho nên nó tạo ra sự cố kết tốt đẹp, có thể làm hội tụ những điều tốt lành, gặp hung hoá cát.

Tương tự, người hay làm ác mà không chịu hối cải thì khó tránh khỏi bị mọi người quở trách.

Điều ác khi tích lại đến mức không hoá giải nổi, thấu tận trời đất, tất sẽ dẫn đến tai họa.

Những người làm mệnh học, người tín ngưỡng tôn giáo, trong mệnh đều có những tiêu chí thông tin như: thái cực, hoa cái, thực thương, thổ nhiều.

Đó là cái ta thường gọi là có thiên duyên, tất nhiên còn có những nhân tố khác nữa.

Điều đó cơ bản giống với những tiêu chí dễ bị tà quái làm hại, chẳng qua chỉ khác nhau về mức độ mệnh cục tốt hay xấu, sự vượng suy của ngũ hành và hành vi thiện hay ác mà thôi.

Vì bẩm sinh cơ bản giống nhau cho nên giữa những người này rất dễ nối thông sự cảm ứng về thông tin, cho dù là tà hay chính.

Giữa loại người này cũng dễ nối thông những cảm ứng thần bí.

Nếu không sớm đi theo chính đạo thì dễ sa vào tà đạo, hoặc bị tà khí xâm hại.

Loại người đó một khi đã đi theo chính đạo, được học tập và huấn luyện thì dễ nối thông với các thầy, tạo nên một trường lực lớn.

Dù họ không đi theo giáo phái nào, hoặc không được tập luyện đặc biệt vẫn có khả năng nhạy cảm mạnh mẽ hơn so với người bình thường và có thể phát ra trường thông tin mạnh hơn người thường, nên biết cách sử dụng họ cho đúng.

Chỉ cần họ học tập một môn huyền học, như mệnh học thì dù có thầy trực tiếp truyền thụ hay chỉ đọc qua sách vở, họ vẫn như đã nhập vào một giáo phái nào đó, đều có thể nối thông thông tin, chỉ khác nhau là trực tiếp hay gián tiếp mà thôi.

Các nhà mệnh học suốt ngày tiếp xúc với các ký hiệu âm dương, ngũ hành, giống như sự tu luyện về lực tụng niệm, cho nên những đại sư cao minh đọc lên một câu hay đặt tên cho một người nào đó đều có tác dụng làm giảm điều xấu.

Đối với trẻ em trong mệnh cục thiếu thuỷ, đặt tên là Hà hay Hải, khi người khác gọi lên sẽ tạo nên một dòng cảm xúc to lớn, giống như mầm héo gặp được cơn mưa, giúp tươi tỉnh trở lại.

Đó là nhờ tác dụng sự vang vọng của lực đọc đánh thức sâu thẳm của tâm linh.

Khổng Tử nói: “Người quân tử ở trong phòng, nói một câu, thiện thì ứng xa ngàn dặm, lời nói ác cũng lan xa ngàn dặm”.

Cho nên ‘Tâm bất chính thì nghệ không tinh”, “Một câu nói tốt lành có thể hoá giải được tai ách”.

Ta có lòng ham muốn hoá giải tai ách, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với mọi người, thật là tấm lòng công đức bao la.

Nhưng nếu chỉ dựa vào lực đơn lẻ của mình, đương nhiên hiệu quả không cao, mà nên dựa một chính giáo nào đó, dựa vào những đại sư đã thành đạt và sự hỗ trợ của cả môn phái mới có thể không sợ lâm nguy, trấn áp tà giáo, nhờ các tấm lòng từ bi mới có thể cảm thấu thần linh.

Chính sách của Đảng vá Nhà nước đối với tôn giáo là tôn trọng và bảo  vệ tự do tín ngưỡng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn mà xét, rất nhiều cơn lâm nguy có cứu đều rơi vào những người phụng thờ chân chính đức Phật.

Xưa nay các bậc chư hiển đại tuệ và sự hoá giải tai ách cho bản thân hầu như đều dựa vào ân đức của Phật.

Qua đó đủ thấy uy lực của Phật to lớn biết bao!

Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói: “Mỗi người đều có phật tính chân chính”.

Vì vậy mỗi người đều có thiện duyên.

Ví dụ 1. Có hai nhà láng giềng vì tranh chấp mà thù nhau.

Nhà B đầu năm 1995 xin ai đó một phù trú dán trước cửa nhà (từ đó không đi lối ấy nữa) chiếu vào cửa sau của nhà A, kết quả nhà A bị hao tài, cả nhà còn ít nhiều đều bị ốm, không ai dám hoá giải cho. về sau, mùa thu năm 1996 nhà A nhờ tôi hoá giải.

Tôi phát từ bi, hóa giải cho hai nhà, viết “phù trú” dán lên phía trong cửa sau nhà A (người ngoài không nhìn thấy được) đối diện với phù chú nhà B.

Đúng một tuần sau hai nhà hoà giải làm lành và đều tự giác xé bỏ phù chú.

Thế giới quả thần kỳ đến thế!

Từ đó có thể thấy Phật pháp vô biên, không làm hại người, khuyên người làm điều tốt “Quay đầu lại là bờ”.

Ví dụ 2. Nữ

TỉKiêuNguyênTài
BínhGiápBínhTân
ngọngọngọmão
Đinh KỷĐinh KỷĐinh KỷẤt

Đại vận: Tân mão. Lưu niên: Bính tí

Mệnh này năm 1996 có ngang vai, xung kình dương, nhận sự hoá giải.

Giai đoạn trước vượt qua thuận lợi, tài vận tốt.

Ngày 2 tháng chạp bị người khác đặt trộm bùa yểm trong nhà.

Sáng ngày 5 tháng 12 lại phát hiện một bùa yểm nữa.

Trưa ngày 5/12 người chồng đem lá bùa đến cho tôi xem. Gieo quẻ được:

Ngấy ất mão tháng tân sửu Hoả lôi phệ hạp

PhúcTịThanh long
TàiMùi (thế)Huyền vũ
QuanDậuBạch hổ
TàiThìnPhi xà
HuynhDần (ứng)Câu trần
PhụChu tước

Quẻ này hào ứng khắc hào thế, tức đối phương.

Câu trần ám muội huyền vũ.

Hào ứng nhật phù có thầy giúp.

Hào thế bị nguyệt phá bản thân và vợ con.

Theo quẻ mà hành sự thì tà khí phải tan.

Tôi đến nhà anh ta, trước hết đặt la bàn giữa tâm nhà, xác định theo phương mùi một vị trí ngoài vườn cạnh nhà, cùng người chồng đào ở đó một cái hố, sau đó tôi đốt hương thỉnh đức phật phù trợ trấn tà, rồi trôn bùa yểm cùng với một đồng xu bạc xuống đó.

Sau đó lại chuyển địa điểm bàn thờ ở phương sửu của chủ sang phương ngọ trong nhà, yêu cầu vợ chồng sớm tối dâng hương.

Chỉ 3 ngày sau ông thầy cho bùa yểm kia lộ nguyên hình, đến nhà xin thú nhận.

Bùa yểm vốn là vật làm thông tin của ông thầy.

Đồng bạc là kim khắc mộc, làm cho ông thầy không chịu nổi.

Mùi là mộ kho của đối phương, ai yểm thì người đó phải chịu rủi ro.

Người này dâng hương ở phương ngọ hoá mộc sinh cho hào thế, hợp lại để giải xung.

Vận dụng thần bị khắc, lại gặp năm kị thần vượng.

Ví dụ quan tinh là dụng thần, rơi vào vận thương quan, thì năm ứng hạn nếu có chức sẽ bị hạ chức, dân thường thì ứng vào đau ốm.

Có cứu thì gặp hung hoá cát, không cọ cứu thậm chí có thể tử vong.

Thương quan gặp quan, gặp tài là có cứu, phần nhiều ban đầu trắc trở về sau tự hoá giải.

Tuế vận cùng gặp thì kị nhất là gặp kình dương, thất sát.

Nói chung đều gặp những tai ách nhất định, nặng ra không chết mình thì cũng mất người thân.

Tài, quan, ấn là dụng thần thì trước lo nhưng sau qua được.

Năm ứng ,hạn có thể liên lụy đến lục thân, nên xem xét toàn diện.

Năm ứng hạn thường tự mình giải lấy, chủ yếu là căn cứ hỉ, kị thần để lợi dụng hay để tránh.

Đại vận xung đề cương, cộng thêm năm, hay tháng, hay ngày, hay giờ của Tứ trụ gặp xung

Thì cần đề phòng bản thân hoặc người thân bị nạn.

Nếu dụng thần còn gặp xung thì hạn nặng hơn.

Rất nhiều người không qua khỏi năm như thế.

Vì vậy phải xem xét thật kỹ trường hợp “hai xung một”.

Năm thiên khắc địa xung,

6 tuổi, 54 tuổi, 66 tuổi, vận tốt thì gặp xung hoá cát, vận xấu thường khó trạnh được tai nạn.

Năm bản mệnh,

Ví dụ sinh năm mão gặp lưu niên là mão.

Trụ ngày xung khắc lưu niên,

Tai ách sẽ rơi vào bản thân, vợ, con hoặc bố.

Mệnh ngũ hành thiên khô

Thì năm hay vận vượng cực hay nhược cực sẽ ứng nghiệm tai ách.    .

Năm gặp 3 xung 1, hoặc 1 xung 3,

Năm tuế vận của Tứ trụ xung loạn lên.

Một hành nào đó của Tứ trụ vượng, gặp ngũ hành xung khắc.

Ví dụ ngọ hoả vượng, gặp năm tí.

Nhược thuỷ xung vượng hoả thì phần nhiều bị bệnh thận.

Ngược lại cũng thế.

Những năm giao nhau của hai vận.

Như các năm khởi vận: 15, 16 tuổi, hay 25, 26 tuổi phải đặc biệt chú ý, đó là vì sự dao động của khí trường lớn.

Năm chuyển tiếp giữa hai vận phải hết sức đề phòng, nếu còn gặp xung thì dễ sa lầy, khó mà thoát được.

Năm hay vận nhật can nhập mộ hoặc mộ bị xung khai

thường ứng nghiệm. Nhật chủ nhược thì càng nặng.

Năm hay vận có hung thần ác sát, vong thần, bạch hổ trùng điệp

thì phải đề phòng đổ máu.

Năm kề trước hoặc sau năm hung,

như nhật chủ là mậu thìn, năm 1994 là giáp tuất, thiên khắc địa xung thì nửa cuối năm 93 đã phải chú ý. Nếu năm 1994 chưa, được hoá giải hoặc chưa ứng nghiệm thì năm 95 phải đề phòng.

Đó là vì khí trường dao động gây nên, hoặc tại họa còn đang tiềm ẩn, chưa có cớ bùng nổ.

Đại vận không tốt.

Cho dù lưu niên ra sao đều có khả năng gặp hạn, hoặc đại vận và lưu niên đều gặp hung là dấu hiệu hạn nặng.

Đại vận, lưu niên đều tốt nhưng vẫn bị tử vong

Thì phần nhiều là do mấy năm trước không tốt dẫn đến. Cá biệt có trường hợp không rõ nguyên nhân thì chắc chắn là do nguyên cớ khác, ví dụ phong thuỷ đại hung.

Ví dụ 1. Mao Trạch Đông

SátẤnNguyênẤn
QuýGiápĐinhGiáp
TịDậuThìn
Bính Canh MậuQuýTânMậu Ất Quý

Niên mệnh: Ất sửu

Đại vận: Bính thìn. Lưu niên: Bính thìn

Âm dương hài hoà, cương nhu đều đủ.

Giáp mộc hai hàng, cảnh tượng hùng vĩ.

Kim cứng gặp hoả, mũi kiếm càng sắc. Kình dương, thất sát rõ ràng, uy khắp trời đất.

Cưỡi rồng đạp gió, quý đến bậc thiên tử.

Năm 1976 dậu kim nhập mộ nên qua đời.

Vỉ du 2. Hạ Long

ThựcQuanNguyên
BínhTânGiáp
ThânMãoTuất
Canh Mậu NhâmẤtMậu Tân Đinh

Người sinh tháng 2, giáp mộc khội hoa, vĩ đại, mũi đao sắc nhọn hợp với bính tân là người sa trường thi thố. Năm 1969 kình dương gặp xung, nhật chủ phản ngâm nên qua đời.

Ví dụ 3. Bành Đức Hoài

KiêuThựcNguyên
MậuNhâmCanh
TuấtTuấtThân
Mậu Tân ĐinhMậu Tân ĐinhCanh Mậu Nhâm

Đại vận: Canh ngọ. Lưu niên: Giáp dần

Tháng 9 canh kim, đầu tiên dùng nhâm giáp có hoả tôi luyện thành đĩnh vạc. Năm 1974 gốc bị xung phá, vượng hoả của tam hợp đốt thiên can nhâm thuỷ nên qua đời.

Vỉ dụ 4. Chu Đức

ThươngTàiNguyên
BínhKỉẤt
TuấtHợiMùi
Mậu Tân ĐinhNhâm GiápKỷ Đinh Ất

Lưu niên: Bính thìn.

Trọng đông ất mộc, trước dùng bính hoả, chi năm là tuất, là mộ kho. Năm 1976 xung phạm thái tuế nên qua đời.

Vỉ dụ 5. Lâm Bưu

ẤnThươngNguyên
ĐinhTânMậu
MùiHợi
Kỷ Đinh ẤtNhâm GiápQuý

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Tân hợi.

Thương qua trùm lên ấn, hoả địa diệu thay. Vận ất tị thương quan gặp quan, lẫn đận đã rõ ràng. Năm 1971 phản ngâm, phục ngâm xung chiếu, máy bay tan, thân nát.

Thời gian sinh của các ví dụ trên đều lấy từ sách “33 nhà quân sự trong chiến tranh cách mạng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”.

Dưới đây giới thiệu một số ví dụ lấy từ thực tế của tác giả.

Ví dụ 1. Nam

SátThươngNguyênSát
ẤtCanhKỷẤt
TịThìnMãoSửu
Bính Canh MậuMậu Ất QuýẤtKỷ Quý Tân

Năm 1991 tuế vận cùng gặp, mộ được xung khai, tháng 6 ốm thập tử nhất sinh, nhờ tôi giúp mấy ngày mới đỡ. Năm 1993 nhật chủ phản ngâm, tháng 6 ngã gãy chân phải. Năm 1995 kình dương gặp xung, tam hợp, tam sát bao vây nhật chủ, tháng 4 qua đời.

Ví du 2. Nữ

SátThươngNguyênThực
MậuẤtNhâmGiáp
SửuThìn
QuýKỷ Quý TânQuýMậu Ất Quý

Đại vận: Canh thân. Lưu niên: Giáp tuất.

Thuỷ thịnh, hoả thiếu nên bị bệnh tim. Từ 1990-1993 liên tục bất lợi, bị mù. Năm 1994 là năm giao vận, tuy có dụng thần nhưng vẫn qua đời.

Ví dụ 3. Nữ

Tỉ.KiêuNguyênThương
GiápNhâmGiápĐinh
ThìnThânNgọMão
Mậu Ất QuýCanh Mậu NhâmĐinh KỷẤt

Đại vận: Mậu thìn. Lưu niên: Bính tí.

Đầu thu hoả khí mạnh, bôn mộc hai hoả càng trợ giúp uy thế. Vận trước cơ thể đã không tốt, khí sắc xấu. Năm 1994 phạm xung thái tuế, bệnh tim bột phát. Sau khi nằm viện chữa khỏi, năm 1995 kết hôn. Năm 1996 vừa là giao vận, lại xung nhật chủ. Mùa thu đi Quế Lâm mổ nhưng thất bại, buồn bực mà chết.

Ví du 4. Nam

TàiKiếpNguyênThực
BínhNhâmQuýẤt
ThìnDậuMão
QuýMậu Ât QuýTânẤt

Đại vận: Mậu tuất. Lưu niên: Giáp tuất.

Năm 1994 hai tuất xung đề cương, mắc bệnh động mạch vành, chữa không đạt hiệu quả, kéo dài sang tháng 4 năm 1995 thì mất.

Ví dụ 5. Nữ

SátTàiNguyênThương
MậuBínhNhâmẤt
NgọThìnTị
Đinh KỷMậu Ất QuýQuýBính Canh Mậu

Năm 1995 thương quan gặp quan, năm thìn có dậu hợi tự hành kim. Mùa đông phát bệnh, kéo dài sang năm 1996 kình dương gặp xung, tháng 2 thì mất.

Dưới đây là những ví dụ hiện tại.

Ví dụ 1. Nữ

ẤnQuanNguyênThực
CanhMậuQuýÂt
ThìnDầnMãoMão
Mậu Ất QuýGiáp Bính MậuẤtẤt

Đại vận: Quý dậu. Lưu niên: Nhằm thân, quý dậu, giáp tuất, ất hợi.

Hai năm 1992        1993 bệnh tim chưa nghiêm trọng lắm. Năm 1994 đi

viện mổ. Năm 1995 trùm mình tự tử nhưng được cứu. Năm 1996 sức khoẻ phục hồi.

Ví dụ 2. Nữ

TỉKiêuNguyênẤn
TânKỉTânMậu
MùiTịTị
Kỷ Đinh ẤtBính Canh MậuBính Canh MậuQuý

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Ất hợi

Tháng 6/1995 đi xe đạp vể phía đông nam bị ô tô đâm gãy mấy xương sườn, về sau chữa khỏi. Mùa đông năm đó dùng lò sưỏi bằng than để dưới giường, chồng bị ngộ độc khí than suýt chết, đến nay để lại di chứng đại não, phản ứng chậm chạp.

Ví dụ 3. Nữ

KiêuThựcNguyênSát
KỉQuýTânĐinh
HợiDậuMãoDậu
Nhâm GiápTânẤtTân

Đại vận: Đinh sửu. Lưu niên: Ất hợi.

1995 là năm tài, vận sát, làm ăn còn khá. Tháng 10 bỗng nhiên bị trúng phong cấm khẩu mấy ngày. Đã chữa nhiều bệnh viện nhưng không có hiệu quả. Đến mức gần chết được một thầy đông y chữa khỏi. Bị trúng phong cũng là một điều kỳ lạ.

Ví dụ 4. Nam

TàiThươngNguyênTài
QuýTânMậuQuý
MãoDậuTuấtSửu
ẤtTânMậu Tân ĐinhKỷ Quý Tân

Đại vận: Mậu ngọ. Lưu niên: Giáp tuất.

Năm 1994 nhật chu phản ngâm, tháng 9 đứa hàng đi Quảng Châu giữa đường hai xe đâm nhau, hàng bị cháy trụi. Người bị thương rất nặng. Mất cửa nhưng may còn thoát được ngứời.

Ví dụ 5. Nam (anh)

ThựcTỉNguyênTỷ
NhâmCanhCanhCanh
TuấtDầnThìn
QuýMậu Tân ĐinhGiáp Bính MậuMậu Ất Quý

Đại vận: Nhâm tí. Lưu. niên: Tân mùi.

Nam (em)

QuanTàiNguyênSát
ẤtQuýMậuGiáp
MãoMùiThìnDần
ẤtKỷ Đinh ẤtMậu Ất QuýGiáp Bính Mậu

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Tân mùi.

Năm ,1991 hai anh em tranh chấp nhau, không ai nhường ai. Người em đâm dao vào anh suýt chết.

Qua các ví dụ trên đây chứng tỏ dù là giàu nghèo, sang hèn đều chịu ảnh hưởng của mệnh vận. Năm gặp tai ách không nên có tâm lý may rủi. Nếu năm độ qua được thì chẳng qua là tai nạn còn tiềm tàng, tích lâu nhất định sẽ bột phát.

  1. Bàn về phản ngâm, phục ngâm

Sách “Tam mệnh thông hội” viết: “Nếu tuế, vận ngược với nhật chủ là phản ngâm; tuế, vận áp lên nhật chủ gọi là phục ngâm, cả hai trường hợp đều không lợi cho lục thân, không phá tài thì cũng không phải là điều tốt”.

Tuế, vận ngược với nhật chủ tức tuế, vận và trụ ngày thiên khắc địa xung.

Ví dụ nhật nguyên là bính tí gặp lưu niên canh ngọ, hay nhật nguyên quý mùi gặp lưu niên đinh sửu đều gọi là phản ngâm.

Tuế vận áp lên nhật chủ là can chi của tuế vận giống với can chi trụ ngày.

Ví dụ nhật nguyên bính tí gặp lưu niên bính tí, hay nhật nguyên đinh sửu gặp lưu niên đỉnh sửu gọi là phục ngâm.

Kỳ thực, suy rộng ra, mỗi trụ của Tứ trụ và tuế vận đã gặp xung gọi là phản ngâm.

Phản tức là phản đối, ý nghĩa của đối xung là gặp xung tất bị tổn thương.

Mỗi cặp can chi của Tứ trụ hay của tuế vận giống nhau đều gọi là phục ngâm.

Phục tức là tăng áp lực lên.

Nghĩa của tăng áp lực là làm cho chịu không nổi.

Vì các trụ khác có tác dụng bổ hay tả quyền hành cho trụ ngày, nên gặp phản ngâm hay phục ngâm chưa chắc đã là xấu.

Trụ ngày là nhật chủ, dù vượng suy, cường nhược, gặp phản ngâm hay phục ngâm thì đặc biệt nghiêm trọng, cho nên phản, phục ngâm là nói đối với nhật chủ.

Vì tính của thiên can là động, động gặp xung chưa chắc đã xung, động gặp phục ngâm chưa chắc đã tăng áp lực.

Còn tính địa chi là tĩnh.

Tĩnh gặp xung chưa chắc đã xung, nhưng tĩnh gặp phục ngâm chắc chắn sẽ tăng áp lực.

Cho nên phản ngâm, phục ngâm, lưu niên, thái tuế phần nhiều là theo địa chi mà nói.

Nếu thiếu thiên can, địa chi đều phản hay phục ngâm đương nhiên tai ách càng nặng hơn. ,

Đối với bản thân Tư trụ mà nói: “Đề cương gặp xung là bại tán tổ nghiệp”, đó là trụ tháng phản ngâm. “Trụ ngày xung khắc trụ năm là người không nương tựa vào tổ nghiệp”, đó là trụ ngày phản ngâm với trụ năm “Chi tháng giống chi năm là tổ tiên không để lại cơ đồ”, đó là trụ năm và trụ tháng phục ngâm.

Trụ năm xung phạm thái tuế phần nhiều gặp tai nạn, đó là trụ năm phục ngâm.

Năm gặp bản mệnh phần nhiều gặp tai nạn, đó là do trụ năm phục ngâm.

Năm đại vận gặp xung, phần nhiều gặp tai nạn, đó là do đại vận phản ngâm.

Tuế vận đều gặp không chết mình thì cũng chết người thân, đó là đại vận phục ngâm.

Nhiều can chi của Tứ trụ và tuế vận cùng xung khắc một trụ nào đó thì đó là phục ngâm cộng thêm phản ngâm, gọi là phản, phục ngâm.

Nếu dụng thần bị tổn thương thì hạn càng nặng.

Rõ được những điều này thì có thể hoá giải được nhiều tai ách.

Trong sách này, phản, phục ngâm đều nói theo nghĩa rộng.

Thiên can, địa chi là các kí hiệu đại biểu cho trường lực trong không gian ở một thời điểm nào đó.

Nó có tính định hướng như từ trường.

Các đường sức của một can, chi nào đó luôn song song, không giao nhau.

Ví dụ phương Tây bắc của người Bắc Kinh khác với phương Tây bắc của người Quảng Tây, nhưng khi gặp thìn tuất tương xung, người Bắc Kinh có thể đi đến Nội Mông, còn người Quảng Tây đi lên phía Tây Tạng hoặc Tân Cương.

Nhâm quý tí hướng bắc; sửu cấn hướng đông bắc; giáp ất mão hướng đông; thìn tị hướng đông nam.

Bính đinh ngọ hướng nam;

mùi thân hướng tây nam;

canh tân dậu hướng tây;

tuất hợi hướng tây bắc;

mậu kỷ thuần thể, tính trung nên hướng không rõ.

Tứ trụ có 8 can và chi.

Nếu 8 can chi đều khác nhau thì có 8 hướng.

Kết quả tác dụng của trường lực 8 can chi này sẽ định hướng phương hành vi của người đó.

Nếu tác dụng cân bằng thì can chi có thể khiến cho một hành thiên lệch nào đó trở về cân bằng, can chi đó sẽ trở thành dụng hay hỉ thần.

Cho nên người mà Tứ trụ hoả quá vượng thì trường lực hướng về phương bắc, nên rất tự nhiên đi về phương nam sẽ dễ gặp tai hạn.

Như thế mới gọi là nguyên lý “vật tụ theo loại, người tụ theo nhóm”,

Nếu trong Tứ trụ có ngọ, gặp năm tí phản ngâm sẽ phát sinh trường lực nam – bắc đối nhau.

Vì tí là trường lực vũ trụ, nên lực lớn, suy ra con người tránh trường lực của tý – ngọ sẽ vô hại.

Đó là nguyên nhân gặp phải phản ngâm thì năm đó di chuyển nhiều so vói những năm bình thường là cách hoá giải tốt nhất.

Nếu không di chuyển hoặc di chuyển theo phương tí – ngọ mà dụng thần lại nhược thì nguy hiểm chẳng khác gì “trứng chọi với đá”, khó thoát khỏi tai ách.

Nếu có 2 hoặc 3 tí xung một ngọ, đương nhiên nguy hiểm càng lớn.

Ví dụ trong Tứ trụ có mùi hợp chặt ngọ thì khó xung khai nên tránh được tai họa.

Trong Tứ trụ đã có ngọ lại còn gặp năm ngọ mà phục ngâm thì càng nặng thêm.

Hoặc vì có ngọ mà trường lực tăng thêm, đi về phương nam sẽ khó tránh khỏi tai họa.

Cho dù kết quả ra sao thì cũng đầu tiên là buồn bực, trầm uất, nặng nề dần.

Nếu tổ hợp có cứu thì gặp hung sẽ hoá cát.

Kết  luận

Qua phân tích trên đây ta đi đến kết luận: dù là phản ngâm hay phục ngâm, về nguyên tắc nên di chuyển, nếu không sẽ bị xung đổ hoặc bị áp đảo.

Di chuyển lớn là đi xa, ít ra thì dời chỗ ở trong nhà, cố tránh xa thái tuế và trường lực đối xung.

Đi đến những phương có lợi, di chuyển sẽ được hoá giải.

Nhưng không chỉ là phản ngâm, mọi sự hoa giải tai nạn về nguyên tắc đều cần động, Động là tránh xa, dựa vào địa lợi để kháng lại thiên thời.

Vì thế mà thánh nhân lập ra “Dịch” có ý nghĩa thật sâu xa!

Khổng Tử nói: “Sách không nói được hết lời, lời không nói được hết ý”. Ý của thánh nhân ta không thể nào hiểu hết.

Phần trên đã lần lượt bàn về “Phương vị nên tránh”, “Dưỡng sinh và phóng sinh”, “Dùng thuốc giải hạn”, “Hành thiện tích đức và tín ngưỡng tôn giáo”.

Mỗi phương pháp vừa độc lập lẫn nhau, vừa liên quan chặt chẽ với nhau, hy vọng mọi người sẽ thể nghiệm được một cách sâu sắc.

Chúng ta không phải là thần thánh, chỉ dựa vào mệnh của Tứ trụ để dự đoán thì khó mà toàn diện được.

Thường thì năm ứng nghiệm tai họa, không bị hao tổn của cải thì cũng mắc vào kiện tụng, hoặc bệnh tật ốm đau, mình không bị thì cũng rơi vào người thân, nếu không thì không dự đoán và hoá giải làm gì.

Thế giới dù phức tạp đến đâu thì mọi vật vẫn biến đổi theo quy luật.

Chúng ta xuất phát từ nguồn gốc để giải quyết vấn để, lấy bất biến ứng vạn biến.

Y mệnh của mệnh học giống y như bệnh của y học.

Mà y bệnh của y học nói chung sau khi phát bệnh sẽ để lại dấu vết để quan sát; còn y mệnh của mệnh học nói chung trước khi xảy ra tai họa không có dấu vết gì để thấy, cho nên rất khó đi sâu nắm bắt.

Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa phải cẩn thận, chu đáo, vừa phải mạnh dạn quyết đoán.

Khi ứng dụng cụ thể phải linh thông, tuỳ cơ ứng biến, còn trên hành động vừa đoan phương chính trực, giữ gìn chuẩn tắc tâm đức, không được đi chệch con đường này.

Khi gặp những Tứ trụ không hoàn toàn nắm vững thì không được hoá giải.

Yêu cầu mệnh chủ phải thành tâm phối hợp, đối chiếu với quá khứ mới có thể. rút ra kết luận.

Phàm đúng về nguyên tắc, nhưng có những tai họa hoá giải không được tất sẽ do nguyên cớ khác, không được vì thế mà mất lòng tin, cần không ngừng tổng kết thực tiễn.

Nghề gì cũng có tính hạn chế của nó.

Ta hoá giải tai ách tuy không trọn vẹn nhưng cũng vượt trên mức trung bình, vừa là sự kết tinh thực tiễn cổ kim, vừa nhờ kinh nghiệm bản thân mà đạt được.

Dùng nhiều biện pháp để giúp một người, chỉ cần ứng dụng thích đáng thì nhất định thành công.

Trong tài liệu này ít bàn đến cát hung, thần sát.

Đó không phải là thần sát không có ý nghĩa mà chẳng qua nó cũng từ trong âm dương, ngũ hành mà ra, tức là ta đã không “bỏ gốc, tìm ngọn”.

ứng hạn, thì chọn ngày tốt của tháng 11 hoặc tháng 12 năm 1995.

Các tháng đều lấy tiết lệnh làm chuẩn, giờ lấy giờ chuẩn của địa phương.

Ví dụ tháng năm đó ứng hạn mà tháng năm đó mới dự đoán và tìm cách giải cứu thì lấy ngày tốt của tháng đó làm ngày hành động.

Ví dụ tháng 11 năm 1996 ứng hạn mà tháng 11 năm 1996 mới đến giờ giải cứu, có thể chọn ngày tốt trong tháng 11, thậm chí lấy ngay ngày đến nhờ giải cứu làm ngày hành động, đó gọi là gấp thì ứng gấp.

Nói chung, cần chọn thiên đức, nguyệt đức, hợp thiên đức, hợp nguyệt đức, hợp can năm, hợp chi năm hay thiên ất quý nhân làm ngày, giờ tốt. Không được xung phạm bản mệnh.

Năm hay tháng ứng hạn đương nhiên là năm, tháng đó đã xung phạm bản mệnh, nên ở đây không bàn đến nữa.

Giờ nên chọn là giờ quý nhân của bản mệnh, cố gắng tạo thành hỷ hay dụng thần của bản mệnh.

Nếu hạn gặp xung hoặc gặp hình thì có thể chọn ngày giờ gặp hợp, ví dụ mệnh ngọ gặp năm ứng hạn là tỉ, có thể chọn ngày, giờ mùi hoặc ngày, giờ sửu.

Cuối cùng mùi tốt hay sửu tốt còn phải xem cát hung, thần sát của ngày đó có tổ hợp thành hỷ hay kị thần của bản mệnh hay không.

Xét phương vị cũng tương tự.

Nếu chọn ngày, giờ là mùi thì dâng hương, phóng sinh, xây dựng công trình phải dùng phương mùi, nhưng không được phạm phương sửu;

nếu chọn ngày, giờ sửu để dâng hương, phóng sinh hay làm công trình thì phải dùng phương sửu nhưng không được phạm phương mùi.

Nếu gặp quan thương xung khắc lẫn nhau có thể chọn ngày giờ là tài của mệnh cục; phương vị cũng tương tự.

Nếu quan thương xung khắc ở thiên can thì chọn ngày giờ theo thiên can, nếu có thể dùng địa chi phối hợp thành tài cục làm cho tài vượng thì càng tốt.

Năm ứng hạn gặp quan sát khắc thân thì có thể chọn cục ấn thụ.

Phương vị cũng tương tự.

Chọn ngày tốt để giải hạn khác với chọn ngày tốt theo năm sinh thường lấy thiên can làm chính Phàm hỉ hay kị thần là tài, quan, thụ thì lấy can ngày làm chính.

Chọn ngày giải hạn phải coi trọng ngày giờ, cố gắng chú ý hóa giải các điều xấu của tháng năm.

Bởi vì tháng hay năm ứng hạn phần nhiều đã bị xung phạm.

Nếu chọn được tháng 12 của năm trước là tốt nhất.

Chọn ngày giờ tốt để giải hạn rất quan trọng, là then chốt bảo đảm cho sự thành công hay thất bại của hóa giải.

Phàm hóa giải thành công phần nhiều đều là điềm dự báo tốt lành, vật phóng sinh thường tỏ ra có ý lưu luyến người chủ.

Chọn ngày dâng hương phải có lễ vật.

Người cần hóa giải dâng hương cầu thần phải cố gắng nhất trí với tín ngưỡng của người đi hóa giải.

Sau khi đốt hương không nên bỏ đi ngay mà phải vái lạy, nhẩm đọc những điều mình thỉnh cầu, sau đó mới ra đi trong lưu luyến.

Khi phóng sinh cũng cần phải tụng niệm thỉnh cầu.

Dâng hương hàng ngày không được gián đoạn, nếu bận việc đột xuất phải nhờ người nhà làm thay.

Sau một năm dâng hương nên chọn ngày tốt để lễ tạ thần linh, đồng thời đốt hết những giấy tờ có liên quan với người giúp hóa giải, như thế mới gọi là hoàn thành.

Nếu trong hai năm liên tục đều ứng hạn thì sau khi lễ tạ, có thể căn cứ hỉ hay kị thần của mệnh cục, dùng phương pháp trên để hóa giải.

Cũng có người sau đó muôn thờ phụng suốt đời.

Trường hợp như vậy sau khi lễ tạ có thể chọn ngày tốt rước tượng về đặt ở cung cát lợi trong nhà, thờ cúng phải thành tâm, chỗ đặt tượng phải sạch sẽ, yên tĩnh.

Các phương pháp trên đây đều do người hóa giải căn dặn, cách làm cụ thể nói chung do mệnh chủ tự hoán thành.

Người đi hóa giải trước hết phải thề nguyện đồng cam cộng khổ với mọi người, theo một chính giáo nhất định, cung kính tận tâm, sớm hôm hương khói không ngừng thờ phụng sư tôn.

Người đi hóa giải rơi vào năm ứng hạn, đặc biệt đối với người mới bắt đầu hành nghề không được hóa giải cho người khác.

Mặc dù là năm cát lợi đối với bản thân thì số người mình giúp hóa giải cũng không được quá nhiều.

Phải vừa thể nghiệm thực tế, vừa lấy cảm giác tốt đẹp của mình làm tiêu chuẩn.

Phàm đối với trường hợp đôi tượng bị tà khí ám hại ghê gớm, người mới bắt đầu vào nghề hóa giải tốt nhất là không nên giúp mà chỉ nên khuyên họ tránh đi.

Nhận phí hóa giải nên để một phần vào việc phóng sinh hoặc mua hương thờ cúng.

Đối với những người đến nhờ mà gặp khó khăn thì phải giảm nhẹ hoặc không thu phí của họ.

Tháng đối tượng ứng nghiệm tai ách, người đi hóa giải cũng thường có cảm giác để nhận biết, biểu hiện thường thấy là bong da tay hoặc phát sinh những cơn đau nhẹ, lúc đó không được sợ hãi, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận

Nói chung những hạn trước 60 tuổi thường dễ hóa giải.

Đối với người trên tuổi 60, chính khí đã cạn thì lực hóa giải chỉ có hạn, không nên manh động.

Muốn hóa giải có kết quả thường phải hợp duyên phận với nhau.

Nói chung, phần nhiều mệnh của người đi hóa giải phải tương hợp, tương sinh với mệnh người nhờ hóa giải, hoặc mình là quý nhân của họ.

Trường hợp như thế thì rất ứng nghiệm.

Khi mệnh tương xung nhau tốt nhất không giúp hóa giải, bởi vì phần nhiều sẽ có hại.

Hạn nhỏ thường không cần hóa giải, chỉ cần dặn dò mệnh chủ chú ý là được.

Đặc biệt đối với hạn li hôn, nếu vợ chồng không cùng có mặt thì tốt nhất là không hóa giải.

Đối với những trường hợp gặp hạn kiếp tài, kiện tụng, tù ngục, chỉ dùng vào các phương pháp hóa giải thì khó mà bảo đảm, còn đòi hỏi mệnh chủ phải nhẫn nại.

Nhưng chỉ dựa vào nhẫn nại của mệnh chủ, kiếp tài, kiện tụng, lao tù tuy qua được nhưng lại biến thành bệnh tật, cho nên phải dùng các phương pháp khác nữa.

Vừa phải khiến cho mệnh chủ biết được tính nghiêm trọng của hạn, lại vừa phải khiến họ yên tâm.

Nếu không thì vì quá lo lắng mà hạn nhỏ biến thành to, tai họa có thể tránh được lại biến thành tai họa.

Hóa giải giữa chừng dễ phát sinh một số bệnh nhẹ, chỉ cần uống một ít thuốc lý khí để điều chỉnh là được.

Nếu mệnh chủ không thành tâm, khí trường không nối thông thì không được hóa giải, dù hóa giải cũng không linh nghiệm.

Đối với những người có cứu, hoặc khí trường cao hơn mình thì cho dù giàu nghèo sang hèn đều không thể hóa giải thành công.

Chỉ có chân thành cầu cứu thì mới nhìn nhau đã biết, năng lực hóa giải sẽ mạnh.

Đối với người tội ác nhiều mà không hối cải, khí trường bạo ngược thì không được hóa giải.

Dù có hóa giải cũng không linh nghiệm, hơn nữa còn dễ mắc hại.

Đối với động vật phóng sinh giữa chừng dễ bị chết, không được nói trước cho mệnh chủ biết.

Giữa người nhờ hóa giải và người hóa giải phải tôn trọng nghiêm ngặt bảo mật các thông tin, đặc biệt là nội dung hóa giải, không được tiết lộ ra để đề phòng bất trắc.

Không được để xẩy ra cãi cọ với người khác, chú ý đoàn kết giữa các phái.

Đối với những người đánh giá thấp hoặc coi thường mình thì cố gắng bỏ qua.

Nếu họ gây ra sự tổn thất nghiêm trọng, sau nhiều lần họ vẫn không chịu hối cải, mình không chịu đựng nổi thì phải có phương pháp ra uy cho họ biết.

Chú ý tu dưỡng tích đức, không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện mình.

Sứ mệnh của tài liệu này là chế độ chúng sinh, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, sẵn sàng truyền cho mọi người, có duyên thì có kết quả, không có duyên thì ngàn vàng cũng không làm.

Quan Vận 2/2

  • Trong trụ không có quan tinh thì khó mà làm quan.
  • Vừa không có quan tinh lại không có tài tinh thì không thể làm quan.
  • Quan tinh bị hợp là không làm quan hoặc làm nhưng thời gian ngắn.
  • Quan ở mộ kho là không làm quan.
  • Trong trụ thương quan gặp quan là vừa không có quan vừa không có của.
  • Thương quan chưa thương tổn hết thì khó mà làm quan.
  • Người mà thương quan nhiều thì khó mà làm quan, nếu có thì chức nhỏ.
  • Trụ có quan có chức nhưng hành vận thương quan thì bị bãi miễn hoặc bỏ chức về.
  • Thất sát có chế ngự là quân tử, không có chế ngự là tiểu nhân.
  • Có quan mà không có ấn thì chỉ là tạm thời.
  • Quan tinh sợ hình xung phá hại vì không có lợi.
  • Quan vượng không nên gặp hai quan, gặp thì mất chức hoặc gặp xấu.
  • Người mà quan tinh nhiều, không có quan sẽ có hại.
  • Tham hợp vong quan là quan không vinh.
  • Quan nhiều lại gặp tài địa thì đề phòng tai vạ vì chức quan.
  • Quan sát hỗn tạp thì không có quan, nếu có là giặc.
  • Ấn thụ sinh trụ tháng thì trụ năm, giờ kị tài tinh, nếu gặp tài vận thì nên xin rút lui chức, nếu không sẽ bị giáng chức.
  • Mã yếu tài yếu, nên thôi chức để giữ mình.
  • Quan, sát hỗn tạp, là loại người không sáng suốt, tiểu nhân, không nên cho làm quan.
  • Quan, quý quá thịnh, gặp vận vượng địa sẽ đổ, hỏng.
  • Ngày nhược gặp quan tinh thì thành đạt không lâu.
  • Gặp phá quan thì nên từ chức, rút về.
  • Thất sát tụ là quan không có lộc.
  • Ấn gặp tài địa, không mất chức cũng nên rút lui thì tốt.
  • Quan ở sát địa thì khó mà giữ được chức.
  • Quan tinh gặp hình xung thì quý nhưng không bền.
  • Tài tinh không có khí là sáng làm quan, chiều mất chức.
  • Thân vượng gặp vượng địa, khi tài quan vượng sẽ tai vạ liên miên.
  • Tứ trụ hưu tù là cả đời không làm quan.
  • Tài quan ấn đều có, trong đó quan tinh rõ hoặc mờ nhưng bị thương tổn, tức vận lại gặp thương thì năm đó sẽ thôi quan, mất chức.
  • Lộc mã bị trụ giờ khắc, trụ ngày phá thì trước sau gì cũng mất chức.
  • Tứ trụ có quan tinh khi hành đến quan vận thì sẽ bị phá hại.
  • Kình dương đóng ở quan thì sớm muộn sẽ bị hình phạt.
  • Thương quan khi thương hết thì kị nhất lại gặp quan tinh, gặp là kẻ thù địch làm hại.
  • Thương quan gặp quan, không mất chức cũng bị ốm.
  • Quan vượng tài vượng, nhập mộ thì gặp điều xấu.
  • Quan chính ngôi, ngang vai mạnh thì sự tranh chấp rất dữ dội.
  • Quan lộc gặp thương, lục thân sẽ khỏi được tai họa nhưng mình gặp
  • điều xấu.      
  • Thương quan vượng không có tài, khi gặp quan là gặp tai họa.
  • Tuế vận cùng với thân nhập mộ thì nay làm quan, ngày mai chết.
  • Quan tinh gặp thương quan ở vượng địa thì lập tức mất chức.
  • Trụ cùng tuế vận hợp thành cục làm thương tổn quan, nếu gặp là mất chức hoặc gặp tai vạ.
  • Quan sát gặp mộ lại gặp thương thì làm quan gặp họa do báo ứng.
  • Địa chi của tuế quân khắc hại nhật nguyên là bậc quan trung chính bị gặp hại.

Ví dụ 1. Càn tạo. 1945.3.21.20h

Sát                     Tỉ               Nhật nguyên          Quan

Ất Dậu              Kỷ Mão      Kỷ Sửu                  Giáp Tuất

Tháng 5 năm 1989, ông Trương giám đốc của một Công ty ở Quảng Châu nhờ đoán hậu vận. Tôi nói với ông ta: “Năm 1990 làm quan gặp hại, không mất quan cũng bị miễn chức”, về sau đúng như thế.

Năm 90 đúng gặp năm thương quan ứng với câu: “Thương quan gặp quan, không bãi quan cũng mất chức”. “Quan tinh bị hợp thì làm quan không lâu

Ví dụ 2. Càn tạo. 1940.4.2. 0h30, Mộc vượng

Quan                 Tài              Nhật nguyên          Thương

Canh Thìn         Kỷ Mão      Ất Hợi                   Bính Tý

Tháng 3 năm 1990 có một ông Phó chủ tịch thành phố hỏi yề quan vận năm đó. Tôi xem xong Tứ trụ nói: “Năm nay nếu ông giữ được chức vụ của mình là giỏi lắm rồi, không có hy vọng thăng chức, hơn nữa còn bị một trận ốm”, về sau đúng là không thăng chức và còn bị ốm.

Năm canh ngọ 1990 chính là “Thương quan gặp quan, không mất chức nhất định là Ốm nặng”.

Ví dụ 3. Càn tạo. 30.10.1930. 12h

Ấn                     Tài              Nhật nguyên          Quan

Canh ngọ          Bính tuất     Quý sửu                 Mậu ngọ

Năm 1989, có ông Cục trưởng nhờ tôi đoán vận. Tôi đoán xong, khuyên ông ta: “Tháng 12 năm 1989 ông nên bắt đầu nghỉ, năm 1990 chủ động rút về tuyến hai, cái gì cũng đừng nhận, nếu không gặp họa vì chức vụ”. Cuối cùng thì ra muốn ông ta rút lui không dễ. Kết quả ông không nghe lời khuyên, năm 1990 bị mất chức và phải thanh tra, chờ xử lý.

Người này tuổi cầm tinh ngọ mã, năm 1990 lại là năm ngọ. Phàm người gặp năm mệnh thì dù là vua hay dân thường, nếu không phải mình thì người trong nhà đều gặp trắc trở. Trong trụ ông ấy hai ngọ, tiểu vận, lưu niên lại cũng gặp ngọ là bốn ngọ. Ngọ ngọ tự hình, tất có tai hoạ.

 Ví dụ 4. Càn tạo. 26.4.1932. 4h

Quan                 Ấn               Nhật nguyên           Quan

Nhâm thân         Giáp thìn             Đinh tị            Nhâm dần

Mấy năm gần đây, khá nhiều cán bộ để hiểu được quan vận của mình thường nhờ tôi dự đoán cho từ nay về sau. Năm 1988 có một vị sau khi được đoán, nói lại vói bạn học cũ của mình rằng: “Thầy Thiệu đoán rất chuẩn, anh cũng nên nhờ thầy đoán cho để nắm chắc tiền đồ của mình, như thế cũng có lợi”. Người bạn đó nói lại với anh ta “Anh thật là người ăn no không có việc làm, tin vào điều nhảm nhí ấy làm gì. Tôi đã làm giám đốc nhà máy mấy chục năm rồi còn không trụ được sao? Tự mình biết vận mệnh mình chứ, có gì mà sợ”.

Trong Tứ trụ ông giám đốc nhà máy đó có tai hoạ bị giam, chẳng qua tai ách đó tạm chưa đến, tự mình không biết, còn nói cứng là tự mình biết mình, kết quả tháng 4 năm 1989 vì vấn đề kinh tế mà bị bắt giam. Về việc này, ông ta hối hận lắm và nói với người khác: “Giá như nghe lời bạn, nhờ thầy Thiệu dự đoán thì tốt rồi”

Trong trụ này quan tinh nhiều, năm 54 tuổi lại hành tài vận canh tuất đúng là: quan nhiều gặp tài, phải đề phòng quan tai họa”.

Ví dụ 5. Càn tạo. 20.7.1927.4h sáng

Thực                  Thực           Nhật nguyên           Tài

Đinh mão          Đinh mùi            Ất mão            Mậu dần

Tháng 8 năm 1988, khi tôi dự hội thảo “Chu dịch” toàn quốc ở Quý Châu, ông Lý nhờ tôi đoán vận. Tuy ông này rất giống là một vị chức cao, nhưng tôi không giám kết luận một cách vội vàng, sắp xếp xong Tứ trụ, thấy không có quan tinh, đại vận lại không tốt, trong Tứ trụ tài kiếp bị kiếp, tài là nguyên thần của quan, tài bị kiếp thì không thể làm quan, nên tôi đoán ông cả đời không làm cán bộ. Quả đúng như thế.

Có một số người trong mệnh không có quan, nhưng không biết mệnh, không tin mệnh, chỉ dựa vào sức, vào nhiệt tình, bản lĩnh, dáng vẻ, tức không nắm được vận khí của mình, kết quả gặp tai hoạ vì chức vụ. Thậm chí có trường hợp cá biệt có chức vụ nhưng vì làm những việc không chính đáng, đến lúc nào đó là đổ vỡ.

Quan Vận 1/2

Quan là vinh lộc, thiên chức là dân. Thanh quan là người quan thanh liêm trung thực, lưu danh sử sách, nếu mờ ám gian trá thì để tiếng xấu muôn đời.

Tứ trụ của người ta chính là kho chứa đựng tin tức cả cuộc đời. Một người có quan vận hay không, chức to đến bao nhiêu, làm quan gì, trong bao lâu, là người thanh liêm hay mờ ám, là trung thực hay gian thần, khi nào thì thăng chức khi nào thì mất chức, trong Tứ trụ đều có những tiêu chí rõ ràng. Chỉ cần sắp xếp Tứ trụ ra, nắm vững những điều như trong sách này nói là có thể biết được.

Lịch sử xưa nay, phàm những bậc đế vương dựng nghiệp, lưu danh tiếng thơm, biết thuật dùng người đều là những người nắm rất vững mệnh lý của Dịch học, đồng thời biết trọng dụng những người tinh thông Dịch học, dự đoán giỏi để làm quân sư, làm tham mưu cho quyết sách. Như Chu Văn Vương dùng Khương Tử Nha, Tần Thuỷ Hoàng dùng Lý Tư, Hán Cao Tổ dùng Trương Lương, Đường Thái Tông dùng Từ Mậu Công, Ngụy Nguy, Tông Thái Tôn dụng Miêu Quang Nghĩa, Minh Thái Tổ dùng Lưu Bá ôn, V. V.. Những người này đã từng được các đế vương ở thời kỳ thịnh vượng nhất của lịch sử Trung Hoa trọng dụng, và họ đã có những công lao to lớn trong việc phù vua lập nghiệp. Ngược lại, có những bậc đế vương hoặc hoàng tử kế vị vừa không hiểu Dịch học, vừa không biết mệnh lý, không có phương pháp trị quốc, chỉ dùng người thân, không quan tâm đến dân tộc, đến triều chính, mà chỉ thích tìm hoan lạc, kết quả dẫn đến nước nhà suy sụp, triều đình tan rã. Tứ trụ dự đoán học không những có thể dùng để chọn những người làm quan có phẩm chất tốt mà còn có thể đánh giá được tài trí của người đó. Đối với bản thân những viên quan đó mà nói, khi ra nắm quyền là kẻ sĩ, khi rút lui là kẻ ẩn, có thể phòng tránh được những tai hoạ của quan trường.

I. DỰ ĐOÁN QUAN VẬN (1)

  • Bốn kho: thìn, tuất, sửu, mùi đều có và thuận là mệnh của một bậc đế vương.
  • Bốn xung: tí, ngọ, mão, dậu mà xung đúng lúc cũng là một mệnh của bậc đế vương.
  • Trong trụ quý vượng xung quan lại gặp hợp là người quan cận thần phò vua. Trong trụ lộc mã phi thiên, hoặc xung quan hợp lộc mã là bậc quần thần cực quý.
  • Thất sát có chế ngự, kình dương không bị xung là cực quý, là tướng, nắm quyền sinh sát.
  • Bính hợp tân sinh là tướng nắm quyền, trấn thủ một phương.
  • Quan sát rất nặng, thân lại mạnh, nếu gặp chế phục là bậc trung thần.
  • Sát và kình dương đều lộ rõ lại ngang nhau là làm đến chức vương hầu.
  • Thân mạnh gặp thất sát phục ấn là quan trấn thủ một vùng.
  • Mộc thịnh gặp kim là bậc quan rường cột.
  • Kiếp tài, kình dương lại còn có quan sát là bậc quan đài các.
  • Kình dương, thiên quan có chế ngự là người nắm binh quyền.
  • Mệnh gặp tam kì, có cả tam hợp nhập cục là lương thần của quốc gia.
  • Thuần quan, thuần sát, thuần tài, thuần mã, thân không tạp là làm quan đến bậc cực phẩm.
  • Củng quý, củng lộc là bậc tướng.
  • Sát vượng, ấn yếu là xuất thân ở văn nhưng cuối cùng là võ tướng.
  • Quan tinh lẫn với kình dương là quyền uy thống lĩnh các tướng.
  • Thương quan có kình dương là bậc tướng có tài.
  • Quan không có kình dương mà có ấn, không phải là quan cảnh sát thì cũng là quan trấn ải biên cương.
  • Ấn, kình dương đều gặp làm quan ở chức cao.
  • Thiên quan có chế ngự, có sinh là uy trấn biên cương.
  • Trong trụ kim, thuỷ tương sinh cho nhau là quan cao trong triều.
  • Quan ấn sinh tuế nguyệt là quan chức ở trong triều.
  • Gặp lộc và được lộc hợp sẽ làm quan chức cao.
  • Kim thần có ấn là quan trong nội các.
  • Tướng tinh nếu gặp dụng thần, vong thần là bậc quan rường cột.
  • Trụ tháng có thất sát, nhật nguyên mạnh là bậc tướng.
  • Thất sát, kình dương đều rõ là uy lừng danh thiên hạ.
  • Thất sát hóa quyền, làm quan võ thì công danh lừng lẫy, uy trấn biên cương thì công danh cái thế.
  • Trong trụ ấn nhiều, tài lộ là tuổi đã 80 còn gặp Văn vương.
  • Trong trụ có cả hoa cái và ấn tinh sẽ là bậc lương thần như Quản Trọng.
  • Thực thần chế ngự sát thì vợ vinh hiển, con hiển đạt; trong trụ không có kiêu thần là bậc quan quản việc giáo dục trong triều.
  • Kình dương nắm quyền là bậc tướng soái.
  • Kình dương gặp quan sát là người cầm quyền trấn ải biên cương.
  • Củng lộc, củng quý thuần tuý là bậc vương hầu.
  • Quan quý nếu gặp tài quan trợ giúp, còn gặp tam kì thì làm đến tể tướng.
  • Nguyệt lệnh là thất sát và thân sát đều mạnh là quan tể tướng.
  • Trụ nhật có quan hoặc có quý hoặc có ấn mà không bị phá sẽ là bậc phúc thần trị thế.
  • Thương quan gặp kiếp, kình dương là bậc làm tướng.
  • Phúc đức gặp tài còn có quan ấn là sẽ ở chức vụ rất cao.
  • Thương quan lẫn sát, kình dương, công danh đến chức tướng.
  • Đức trợ cho thương quan là tay nắm binh quyền.
  • Trụ có đủ tí, ngọ, mão, dậu là tài văn võ kinh bang tế thế.
  • Kim thần cùng với kình dương ở hỏa địa là làm quan trong nội các.
  • Thương quan rõ, chính quan ẩn, gặp nhiều sát, ấn thì quyền cao.
  • Thực thần lẫn kình dương đóng ở quan là quan nhất phẩm.
  • Quan tinh lẫn kình dương tất sẽ được phong quan.
  • Trong trụ thuần sát lại có chế ngự là làm quan ở nhất phẩm.
  • Quan tinh xen kẽ với thất sát, nếu hợp với thất sát là quý; quý tinh là thần của quý khí, nếu thuần khiết chứ không tạp là phúc, nếu hợp mất quan tinh thì không tốt, nếu hợp mất thất sát là tốt.
  • Trong trụ sát vượng, thân vượng là bậc quan thanh liêm cao quý.
  • Thân nhược, sát yếu hóa sát là có chức quyền.
  • Trong trụ có đủ kình dương, tam hình, tự hình, khôi canh là lập được chiến tích.
  • Quan tinh trong chi không bị hình phá là nhờ vợ mà được làm quan.
  • Trụ ngày, trụ giờ nếu gặp lộc mã là dễ được làm quan, quan tốt.
  • Ngũ hành ngày, giờ không tạp lẫn thì được làm quan hiển đạt.
  • Tài vượng sinh quan thì đạt được vinh hiển.
  • Quan, sát rơi vào tuần không vong thì lênh đênh không có chức gì ra hồn.
  • Có cả cục canh tân lẫn tị dậu sửu thì chức trọng quyền cao.
  • Thương quan gặp quý nhân thì chức cao mà đầy đủ.
  • Thân vượng có sát, lại hành vận ấn thụ là mất chức.
  • Ngày nhâm giờ nhâm lại gặp nhâm thìn là thăng chức quan cao.
  • Thương quan, thất sát, nam gặp được là thăng quan.
  • Trụ năm có lộc hội tụ là được thăng quan tiến chức.
  • Trong trụ chỗ quan hợp là đổi chức quan.
  • Mã đầu có cả kiếm là quan trấn thủ biên cương.
  • Kim sát, giáp góc, quí là sĩ quan cầm lính.
  • Giáp lộc, giáp mã là chức quan cao.
  • Lộc, mã ở cùng ngôi là quan cao vinh hiển.
  • Ấn gặp thiên ất là đời đời làm quan.
  • Trên trụ giờ có quan tinh lại gặp mệnh cứng là cụối đời vẫn được phong chức.
  • Âm đức quí vượng thì vinh hiển.
  • Quan kho tài kho, khi được xung khai thì được hưởng lộc quan.
  • Quan sát hỗn tạp, cái tốt giữ lại là tốt, cái xấu nên mất đi. Quan võ nên mất quan, giữ lại sát; quan Văn nên mất sát giữ lại quan.
  • Quan vận gặp thân vượng tất sẽ thăng chức.
  • Quý áp chế được tam hình là làm chức nắm pháp luật.
  • Tam hình đắc dụng là uy trấn tam quan.
  • Đất thuần âm có thể bao được dương thì có binh quyền là chắc chắn.
  • Tài gặp ấn địa tất sẽ đổi chức quan.
  • Lộc đến trường sinh, nếu đã có ấn thì sẽ thăng chức.
  • Mã gặp đế vượng, trụ không có thương quan thì sẽ thăng quan tiến chức.
  • Kình dương mạnh, sát yếu, thấy sát sẽ sinh quan.
  • Quan tinh lẫn đào hoa, nhất định là quyền cao chức trọng.
  • Khôi canh gặp sát xung chiếu lẫn nhau là người tính cứng rắn, nắm quyền sinh sát.
  • Kình dương, thất sát xen nhau là người trấn giữ thành trì.
  • Cục bính đinh có đủ dần ngọ tuất là chức trọng quyền cao.
  • Cục mậu kỉ có đủ thìn tuất, gặp hỏa vận là lên chức nhanh.
  • Sát có chế ngự mà không gặp kiêu, nếu không nắm quyền sinh sát thì cũng giữ chức tòa án binh.
  • Thực thần chế ngự sát là anh hùng áp đảo hàng vạn người.
  • Sát, kình dương hưu tù là người lộc ít, chức kém. Chính ấn gặp nguyệt lệnh là chức quan ở viện hàn lâm.
  • Sát chế ngự, kình dương nhọn là nắm trong tay nhiều lính.
  • Trước tài sau ấn là thăng chức luôn luôn.
  • Lộc nhiều lại có ấn trợ giúp là quyền cao chức trọng.
  • Quan, ấn không gặp kình dương, không có sát là chức cao mà thanh liêm.
  • Hoa cái nhiều là tốt, nếu còn gặp vượng tướng nhất định là người quyền cao chức trọng..
  • Hoa cái gặp ấn kiêm vượng tướng nhất định là quan trong triều.
  • Trụ năm có quan tinh, gặp được tài, ấn, thân vượng là phúc khí dồi dào, phát đạt rất sớm.
  • Quan, mã hợp nguyệt kiến là kiêm hai chức vụ.
  • Thất sát có chế ngự thì y lộc dồi dào, can có thực thần, chi có hợp thì con cháu ai cũng làm quan.
  • Tứ trụ thuần dương, thiên ấn mạnh thì chức vinh hiển.
  • Tài vượng sinh quan là tự mình thành đạt.
  • Ấn thụ được sinh vượng thì lợi cho quan vận.
  • Sát, ấn đồng ngôi là người táo bạo, vận hanh thông, nhất định cầm quân, chỉ sợ về sau không hiền lành.
  • Trụ tháng gặp ấn thụ, nếu gặp quan tinh là tốt, vận nhập quan thì chức sẽ có..
  • Thương quan gặp tài là chức cao mà của nhiều.
  • Thực thần sinh vượng lại gặp lộc mã, quan văn thì kiêm cả hai tỉnh, quan võ là trú quân cả hai tỉnh.
  • Thực thần gặp hợp là vừa có chức vừa nắm con dấu.
  • Kình dương nhiều còn gặp ấn là người trăm mưu ngàn kế.
  • Chi có kình dương, can có quan, trụ giờ trụ tháng đều gặp là quan vinh hiển.
  • Trong trụ có đủ tài, quan, ấn, tướng văn thì anh hùng, tướng võ có uy.
  • Trụ năm có quan tinh là đời ông cha làm quan; trụ tháng có quan tinh là có anh em làm quan.
  • Có một ngôi chính quan là quý nhân, quân tử; thuần tuý là quan cương trực, liêm chính.
  • Trụ ngày, tháng đều có quí nhân, trụ giờ gặp kị thần là quan luôn bị dời chuyển.
  • Trạch mã học đườngở trường sinh là quan có tài.
  • Quan tinh không bị xung phá là được hưởng lộc một mình.
  • Ấn thụ gặp thiên ất là được người đời tôn kính.
  • Quan ấn cả hai đều có là quan võ.
  • Quan, sát đều có lại gặp thiên, nguyệt đức là lên chức được lộc.
  • Quí nhân trên đầu lại có quan tinh thì nhất định bước trên sân vàng thềm ngọc.
  • Ấn gặp tài là mất chức; tài gặp ấn là dời chỗ làm quan.
  • Vong thần kiếp sát gặp trường sinh, chi năm nạp âm gặp trường sinh, gặp quan, gặp đế vượng là người võ nghệ siêu quần, uy dũng dời non lấp biển.
  • Trụ có giáp lộc thì quan cao vinh hiển.
  • Thương quan thương tổn hết thì một mình nắm quyền cao.
  • Lộc mã ở cùng ngôi thì chức quan tương xứng.
  • Kiến lộc gặp quan thì quý.
  • Trụ có củng quý củng lộc là bậc làm tướng.
  • Sát và kình dương đều lộ rõ là làm quan đến chức vương hầu.
  • Kình dương nhẹ, sát nặng lại không bị chế ngự thì chỉ làm quan nhỏ.
  • Quan tinh lẫn kình dương mà không bị khắc phá là người nắm quyền toà án binh ở cấp cao.
  • Tài, quan sinh vượng gặp ấn thụ tất sẽ làm chức quan cảnh sát.
  • Thương quan được thực thần bổ trợ là tượng có công.
  • Quan, sát đều có lại gặp thiên đức, nguyệt đức là chức quan cao.
  • Trụ tháng có sát, ấn, trụ giờ có thương quan là được bổ nhiệm chức quan cao vừa ý.
  • Tài quan đều đẹp, lại thấu tài ấn là chức quan đứng đầu.
  • Tài vượng sinh quan, lại được ấn, kình dương trợ giúp thì nhất định làm chức quan cao quý.
  • Ấn cách thấu với tài quan thì tuổi trẻ đã được bổ nhiệm trấn thủ biên cương.
  • Quan tinh gặp thiên đức là người kinh bang tế thế.
  • Trụ năm chính ấn, trụ tháng chính quan là người nhậm chức ngành giáo dục cho toàn quốc.
  • Kình dương gặp lộc mã, tam kì, được lệnh nên thấu tài là quan đệ nhất phẩm.
  • Thương quan cùng với tài, ấn và sinh vượng là người trụ cột trong triều đình.
  • Quan gặp vong, kiếp kiêm thất sát là võ tướng.
  • Trụ có thiên đức quý nhân sinh ấn là vừa làm được quan văn, vừa làm được quan võ.
  • Kình dương mạnh, sát vượng là người dũng mãnh, địch ba quân.
  • Sát vượng; thân mạnh, nhưng bị vận chế ngự thì sẽ điều đi làm tướng ở biên giới.
  • Vận gặp lộc mã thì lập công là làm quan ngay.
  • Trụ ngày có khôi canh, gặp vận thân vượng là làm quan văn.
  • Quan, ấn tương sinh lại gặp tuế vận là quan trong triều.
  • Sát kình dương hưu từ, còn lộc mỏng thì chức quan kém.
  • Trong trụ dần thân tị hợi đều có là quan ở cấp cao.
  • Lộc nhiều lại có ấn thụ trợ giúp thì nhất định làm đến cấp tướng.
  • Thương quan có chế ngự là uy trấn biên thuỳ.
  • Mão thìn ngọ sửu sinh vượng nhập quý cách là người nắm quyền cai ngục.
  • Tam kì quý nhân nhiều lại gặp thiên ất quý nhân thì công tích siêu quần, nếu có tam hợp nhập cục sẽ là người trụ cột của đất nước.
  • Ngày, giờ gặp mã là quan thanh liêm.
  • Tam hình gặp quý nhân là thăng chức luôn.
  • Trụ năm có quan tinh là ông cha vinh hiển; trụ tháng có quan tinh là anh em vinh hiển; trụ ngày có quan tinh là mình vinh hiển; trụ giờ có quan tinh là con cháu vinh hiển.

Ví dụ 1. Càn tạo. 1917/12/30/21

Kiếp                  Sát              Nhật nguyên         Thương

Đinh tị             Nhậm tí             Bính ngọ           Kỉ hợi

Tháng 5 năm 1986, có một bà đem đến cho tôi ngày giờ sinh của một người. Bà ta với giọng thử tôi nói: “Ông có thể biết được người này làm gì không?”. Tôi xem qua Tứ trụ nói với bà rằng: người này tuy đã hơn 70 tuổi, nhưng chức khá to, là người cấp tướng. Bà ta cười và rất vừa lòng nói: ông giỏi quá, ông ấy đúng là một vị tướng. Tướng là vì trong trụ có: “Kình dương, thất sát lại gặp thương quan, đó là người làm tướng”.

Ví dụ 2. Càn tạo. 1939.4.1 20h

Kiếp                  Ấn              Nhật nguyên            Sát

Kỉ mão            Đinh mão          Mậu thìn            Giáp tuất

Tháng 11 năm 1988, khi tôi giảng bài ở Hà Nam, có một giám đốc xí nghiệp nổi tiếng trong toàn quốc nhờ tôi đoán hậu vận xem sao. Xem trong Tứ trụ, năm 40 tuổi hành tài vận, tôi nói: năm 1989 ông sẽ được thăng chức… Năm 1989 quả nhiên ông ấy lên làm quận trưởng ở một quận của thành phố.

Năm 1989 lên chức là vì trong Tứ trụ: sát thấu quan tàng, quan sát hỗn tạp, năm kỉ tị 1989 giáp kỉ tương hợp xóa mất sát, giữ lại quan, kiếp sát bị hợp không có quan sát hỗn tạp nữa, tức không có mối lo tranh giành nên thành quan được tăng thêm chức. Điều đó ứng với câu: “Quan sát hỗn tạp nếu điều tốt (quan) được giữ lại, đỉều xấu (sát) bị xóa đi thì người võ chức được lên cấp, người văn nhân được lên quan”.

Ví dụ 3. Càn tạo. 1945.12.1 10h

Kiếp               Thương          Nhật nguyên            Tài

Ất dậu             Đinh hợi          Giáp thìn                Kỉ tị

Tháng 4 năm 1988 có một người bạn đem một Tứ trụ tới nhờ tôi đoán. Tôi tổ hợp Tứ trụ, tìm ra các vận rồi nói với anh ta: đây là Tứ trụ của một cán bộ, năm 1989 sẽ còn lên chức. Người bạn nói: đúng, anh ta chính là muôn nhờ đoán về quan vận. về sau quả đúng thế. Trong trụ đinh hỏa thương quan là không lợi cho quan vận, nhưng may nhờ có tài bị xì hơi làm cho thương tổn, năm 38 tuổi hành đại vận quý thủy, quý chế ngự sự thương tổn của đinh hỏa, nên quan tinh tân kim không bị thương, lại được lưu niên kỷ tài 1989 sinh cho nên được thăng quan.

Ví dụ này ứng với câu “Thương quan có chế hóa là có quyền hành, đến vận tài địa thì sẽ được lên chức”.

Ví dụ 4. Càn tạo. 1907.11.23 18h

Kiếp                  Tài              Nhật nguyên           Kiếp

Đinh mùi           Tân hợi               Bính tí            Đinh dậu

Tháng 2 năm 1990 khi tôi ở Thượng Hải gặp một cụ già bình dân đã 83 tuổi nhờ tôi đoán vận. Xem xong Tứ trụ tôi rất kinh ngạc, nói với cụ: Cụ hồi trước là chức tướng, vì sao có một thời gian dài bị im hơi lặng tiếng, chín phần chết một phần sống thế này? “Ái à, thôi kể cho ông nghe vậy!”. Cụ già thấy tôi là người không quen biết gì mà lại đoán cụ là một vị tướng thì rất lấy làm kinh ngạc. Sau đó cụ giải thích nói: “Việc là thế này, tôi nguyên tướng Quốc dân Đảng, làm việc ở văn phòng, sau giải phóng bị bắt giam đến năm 1978 mới được tha”.

Trụ này ứng với câu: “Quan sát xen kẽ nhau, hợp mất sát là quý”, “bính hợp tân sinh là tướng nắm quyền uy”.

Vỉ dụ 5. Càn tạo. 1936.1.12.10h

.

Thực                  Sát              Nhật nguyên           Tài

Ất hợi                Kỉ sửu              Quý tị                Đinh tị

Phàm những người đọc kĩ tứ thư ngũ kinh, thông hiểu văn hóa cổ đại đều tin tưởng sâu sắc rằng: vận mệnh của con người là có thể dự đoán được, có thể nắm chắc được. Ngày nay cũng thế, phàm những người làm chức cao, đặc biệt là giữ chức cao cấp thì càng tin vào dự đoán. Mấy năm gần đây tôi đã đoán mệnh cho khá nhiều nhân sĩ cao cấp, bao gồm cả cán bộ cơ quan trung ương, cán bộ cấp tỉnh, thành phố và những sĩ quan trong quân đội và các cán bộ trong công an, cán bộ cơ mật. Mỗi lần đoán cho ai họ đều rất ngạc nhiên khi thấy tôi biết được trong Tứ trụ lại chứa đựng chính xác những tiêu chí và những thông tin của họ mà không ai biết được. Thậm chí cả những điều mà bản thân họ cũng không biết được trong tương lai sẽ ra sao. Cho nên họ đểu cảm thấy giá trị thiết thực của khoa học dự đoán Tứ trụ và bát quái. Ví dụ này là tôi dùng bát quái và Tứ trụ để đoán cho một vị khách đến Tây An công tác.

Người đó đã hơn 50 tuổi, dù từ tướng mạo hay trang phục mà xét đều cảm thấy đó là người rất bình thường. Khi tôi sắp xếp xong Tứ trụ lại thấỵ ông ta rất khác mọi người: nếu ở trong quân đội thì đó là tướng lĩnh trấn thủ biên cương; nếu làm hành chính thì đó là thủ trưởng trấn giữ một vùng biên giới. Ông nguyên cán bộ cấp sư đoàn, là người thanh liêm chính trực, năm gần đây chức vụ có một lần thay đổi lớn, được lên cấp tướng, và tương lai còn thăng cấp nữa. Vị khách nói: “Ông đoán đúng quá. Tôi làm chuyên viên ở một đặc khu biên giới đã 20 năm”. Về sau bạn tôi nói với tôi, ông ta là Phó Chủ tịch thứ nhất tỉnh chuyên quản việc hành chính.

Ví dụ này ứng với câu “Thực thần chế ngự sát là anh hùng chỉ huy vạn người”. “Mã gặp biên trại là trấn thủ biên cương”, “Kình dương, thất sát xen kẽ nhau là trấn giữ thành biên giới”, “Ngày giờ gặp ngôi mã là quan thanh quý”.

Ví dụ 6. Càn tạo 1947.1.28.6h

Kiếp                 Tài              Nhật nguyên             Sát

Bính tuất              Tân sửu         Đinh mùi          Qúy mão

Tứ trụ này năm 28 tuổi gặp đại vận đinh dậu, đúng là “tam hình gặp quý thì thăng chức ngay”. Trong trụ thuần sát, thuần tài thân không tạp cho nên quan ở cực phẩm”, do đó nay đã thăng đến chức trưởng ty và còn lên nữa.

Ví dụ 7. Càn tạo 1942.2.15.4h, thân yếu 38%

Tài                   Tài              Nhật nguyên             Ấn

Nhâm ngọ        Nhâm dần             Kỉ hợi            Bính dần

Đây là Tứ trụ của một học sinh trung cấp chuyên nghiệp họ Vương sinh năm 1942 và đã công tác 26 năm, không những lãnh đạo xem thường anh ta, mà ngay học sinh học việc cũng không tôn- trọng. Tôi thấy anh ta thực đáng thương, nói với anh ta: “Anh cho tôi biết ngày giờ sinh, để tôi xem có cách gì giúp anh không”. Lập xong Tứ trụ thấy làngười có tài. Chỉ đáng tiếc là tài quan ấn đều có nhưng lại bị thân nhược, tài địa lại ở phương bắc, tài địa chế ngự ấn mà sinh quan, quan nhiều quan vượng khắc thân nên bị đè nén. Người này chỉ khi điều đến công tác ở phương nam thì công danh mới thuận lợi. Do đó tôi bảo anh ta: “Anh nên chuyển về phương nam thì mọi việc đểu thuận lợi, không những được thăng chức luôn mà có thể có cống hiến lón trong sự nghiệp”. Anh ta nghe theo lời tôi, năm 1986 chuyển đến phương nam. về sau vì trong kỹ thuật có những thành tích nổi bật nên được để bạt là tổng công trình sư, đi nước ngoài để thi kỹ thuật. Đúng là thời cơ đến, vận chuyển hóa cứ thế mà lên.

Trụ này quan nhiều quan vượng, điều đến phương nam là hỏa địa để nhờ quan tinh yếu mà sinh ấn, ấn sinh thân. Thân vượng sẽ thắng tài, tài sẽ sinh quan.

Tính toán độ vượng suy tứ trụ

CÁC BƯỚC TÍNH ĐỘ VƯỢNG SUY TỨ TRỤ

  1. TÍNH ĐỘ VƯỢNG CỦA THIÊN CAN
  2. Tra xem địa chi có
    1. tam hội 72,
    1. tam hợp 60,
    1. bán tam hợp 40, (hai chi kề nhau,)
    1. lục hợp 36, (hai chi kề nhau, bản khí chi tháng sinh phù, hoặc cùng loại) tranh hợp thì không hóa (mất tạp khí)
    1. lục xung (xung tan mất tạp khí). Nếu có hai chi kẹp xung một chi thì mỗi chi kẹp xung hao mất 1/3, chi bị kẹp xung hao mất 2/3.

Không có dẫn hóa thì không thể hóa khi hành đến vận hoặc năm có đủ điều kiện dẫn hóa thì trong vận hoặc năm đó sẽ được thành hóa. Hợp mà không hóa gọi là khử bì.

  • Tra xem thiên can đó có chỗ dựa không.
    • Nếu có chỗ dựa thì lấy 36 độ để tính,
    • nếu không có chỗ dựa thì được xem là hư phù, giảm đi 3/4 tức còn 9 độ.
  • Tra xem thiên can đó có ngũ hợp không. (hóa thần phải nắm lệnh) (hai can hư phù không thành hóa)
    • Nếu có ngũ hợp thì mỗi can bị giảm mất 1/6 tức mỗi can còn lại 30 độ.
    • Nếu hợp mà không hóa (sẽ giải thích sau) thì vẫn giữ nguyên 36 độ.
    • Nếu hợp mà thành hóa thì tính theo ngũ hành mà nó hóa thành.
    • Tranh hợp thì không thành hóa được, cả ba can mỗi can tổn hao 1/3 tức mất 12 độ, chỉ còn lại 24 độ.
  • Lại tra xem can đó có bị khắc hay không.
    • Khắc gần thì bị giảm mất 1/3 tức là 12 độ, còn 24 độ.
    • Khắc cách ngôi thì giảm mất, 1/6 tức còn 30 độ.
    • Khắc xa thì không giảm.
    • Khắc kẹp giữa thì can bị khắc giảm 2/3 tức giảm mất 24 độ, còn 12 độ.
  • Ảnh hưỏng của địa chi đối với thiên can trong cùng một trụ
    • Thiên can được địa chi sinh phù độ vượng không thay đổi.
    • Ngũ hành của thiên can cùng loại với địa chi độ vượng của can đó cũng không thay đổi.
    • Địa chi xì hơi thiên can Thiên can đó bị tổn mất 6 độ.
    • Thiên can khắc phạt chi độ vượng của thiên can giảm mất 12 độ.
    • Địa chi khắc phạt thiên can Thiên can bị khắc độ vượng giảm mất 18 độ.
  • ĐỘ VƯỢNG NGŨ HÀNH CỦA ĐỊA CHI
  • Địa chi cùng Ngũ hành với thiên can trực đỉnh (thiên can trực đỉnh là số độ của thiên can phải đạt từ 18 độ trở lên), hoặc được thiên can cùng trụ sinh phù và Bản thân địa chi không gặp hợp thì bản khí của nó được tăng thêm 6 độ, tạp khí không thay đổi.
  • Nếu địa chi bị thiên can trực đỉnh khắc thì bản khí của nó giảm 8 độ, tạp khí giữ nguyên.
  • CHI THÁNG NẮM LỆNH
  • Ngũ hành cùng loại với ngũ hành chi tháng thì độ vượng được tăng lên 1/5,
  • Những ngũ hành bị ngũ hành chi tháng nắm lệnh khắc, độ vượng sẽ giảm đi 1/5.
  • Khi chi tháng
    • Hợp với các chi khác mà hóa thì ngũ hành mới hóa đó sẽ nắm lệnh, chứ không phải ngũ hành cũ của chi tháng nắm lệnh.
    • Nếu hợp mà không hóa thì được ngũ hành của chi tháng cũ vẫn nắm lệnh

PHỤ LỤC 1: BẢNG ĐỘ VƯỢNG NGŨ HÀNH CỦA CÁC ĐỊA CHI TÀNG NHÂN NGUYÊN.

 Bản khíTạp khíTạp khíTổng độ vượng
quý thuỷ 30 độ  30
Sửukỷ thổ 18 độquý thủy 9 độtân kim 330
Dầngiáp mộc 18bính hỏa 9mộc thổ 330
Mãoất mộc 30  30
Thìnmậu thổ 18ất mộc 9quý thủy 330
TịBính hỏa 18canh kim 9mậu thổ 330
Ngọđinh hỏa 21kỷ thổ 9 30
Mùikỷ thổ 18đinh hỏa 9ất mộc 330
Thâncanh kim 18mậu thổ 9nhâm thủy 330
Dậutân kim 30  30
Tuấtmậu thổ 18tân kim 9đinh hỏa 330
Hợinhâm thủy 21giáp mộc 9 30

PHỤ LỤC 2: ĐỊA CHI TAM HỘI, TAM HỢP, BÁN TAM HỢP, LỤC HỢP, LỤC XUNG

 Tam Hội 72Tam Hợi 60Bán tam hợp 40Lục hợp 36Lục xung
mất tạp khí
Dẫn hóa
Mộc CụcDần Mão ThìnHợi Mão MùiHợi Mão,
Mão Mùi,
Hợi Mùi
Dần HợiDần ThânGiáp/ Ất/
Giáp Kỷ/
Ất Canh/
Đinh Nhâm
Hỏa cụcTị Ngọ MùiDần Ngọ TuấtDần Ngọ,
Ngọ Tuất,
Tuất Dần
Tuất MãoMão DậuBính/Đinh/
Bính Tân/
Mậu Quý/
Đinh Nhâm
Thổ cục Thìn Tuất Sửu Mùi Ngọ Mùi, Tý SửuThìn TuấtMậu/Kỉ/
Giáp Kỷ/
Mậu Quý
Kim cụcThân Dậu TuấtTị Dậu SửuTị Dậu,
Dậu Sửu,
Sửu Tị
Thìn DậuTị HợiCanh/ Tân/
Bính Tân/
Ất Canh
Thủy cụcHợi Tý SửuThân Tý ThìnThân Tý,
Tý Thìn,
Thìn Thân
Tị ThânNgọ TýNhâm/ Quý/
Mậu Quý/
Đinh Nhâm/ Bính Tân
     Mùi Sửu 
   Hai chi liền nhau(hai chi kề nhau,
bản khí chi tháng sinh phù, hoặc cùng loại) ,
tranh hợp thì không hóa
(mất tạp khí)
Nếu có hai chi
kẹp xung một chi
thì mỗi chi kẹp xung
hao mất 1/3,
chi bị kẹp xung hao mất 2/3.
 

PHỤ LỤC 3: THIÊN CAN NGŨ HỢP

 Chính hợp 60Thê tòng phu 60Phu tòng thê 60
Hóa mộcĐinh NhâmGiáp KỷẤt Canh
Hóa hỏaMậu QuýBính TânĐinh Nhâm
Hóa thổGiáp KỷMậu QuýGiáp Kỷ
Hóa kimẤt CanhẤt CanhBính Tân
Hóa thủyBính TânĐinh NhâmMậu Quý
Lục
thân
Tỉ
kiên
Bại
tài
Thực
thần
Thương
quan
Thiên
tài
Chính
tài
Thiên
quan
Chính
quan
Thiên
ấn
Chính
ấn
Can
ngày
GiápGiápẤtBínhĐinhMậuKỉCanhTânNhâmQuý
BínhBínhĐinhMậuKỉCanhTânNhâmQuýGiápẤt
MậuMậuKỉCanhTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinh
CanhCanhTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỉ
NhâmNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỉCanhTân
Lục thânNgang vaiThương quanThực thầnChính tàiThiên tàiChính quanThiên quanChính ấnThiên ấnKiếp tài
Can ngày
ẤtẤtBínhĐinhMậuKỉCanhTânNhâmQuýGiáp
ĐinhĐinhMậuKỉCanhTânNhâmQuýGiápẤtBính
KỉKỉCanhTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậu
TânTânNhâmQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỉCanh
QuýQuýGiápẤtBínhĐinhMậuKỉCanhTânNhâm
 Tra theo
can ngày,
can năm
 Tra theo
can ngày
   
CanVăn
xương
Thiên
ất
LộcKình
dương
Kim
Âm dương lệch
GiápTịSửu, mùiDầnMãoThìn
ẤtNgọTý, thân.MãoDầnTị
BínhThânHợi, dậuTịNgọMùiBính Tý, bính ngọ
ĐinhDậuHợi, dậuNgọTịThânĐinh mùi, đinh sửu
MậuThầnSửu, mùiTịNgọMùiMậu dần, mậu thân
KỉDậuTý, thânNgọTịThân
CanhHợiDần, ngọThânDậuTuất
TânDần, ngọDậuThânHợiTân mão, tân dậu
NhâmDầnMão, tịHợiSửuNhâm thìn, nhâm tuất
QuýMãoMão, tịHợiDầnQúy tị, quý hợi
 Tra theo
chi ngày,
chi năm
     Tra theo
chi tháng
 
Chi
tinh
Hoa
cái
Tướng
tinh
Đào
hoa
Thiên la
địa võng
Kiếp
sát
Thiên
đức
Nguyệt
đức
DầnThìnDậuTịTịNhâm
SửuHợiSửuDậuNgọDầnCanhCanh
DầnThânTuấtNgọMãoHợiĐinhBính
MãoTịMùiMãoThânThânGiáp
ThìnDầnThìnDậuTịTịNhâmNhâm
TịHợiSửuDậuNgọThìnDầnTânCanh
NgọThânTuấtNgọMãoHợiHợiBính
MùiTịMùiMãoThânGiápGiáp
ThânDầnThìnDậuTịQuýNhâm
DậuHợiSửuDậuNgọDầnDầnCanh
TuấtThânTuấtNgọMãoHợiHợiBínhBính
HợiTịMùiMãoTuấtThânẤtGiáp
 GiápẤtBínhĐinhMậuKỷCanhTânNhâmQuý
Trường sinhHợiNgọDầnDậuDầnDậuTỵThânMão
Mộc dụcTỵMãoThânMãoThânNgọHợiDậuDần
Quan ĐớiSửuThìnThìnMùiThìnMùiMùiTuấtTuấtSửu
Lâm QuanDầnMãoTỵNgọTỵNgọThânDậuHợi
Đế VượngMãoDầnNgọTỵNgọTỵDậuThânHợi
SuyThìnSửuMùiThìnMùiThìnTuấtMùiSửuTuất
BệnhTỵThânMãoThânMãoHợiNgọDầnDậu
TửNgọHợiDậuDầnDậuDầnTỵMãoThân
MộMùiTuấtTuấtSửuTuấtSửuSửuThìnThìnMùi
TuyệtThânDậuHợiHợiDầnMãoTỵNgọ
ThaiDậuThânHợiHợiMãoDầnNgọTỵ
DưỡngTuấtMùiSửuTuấtSửuTuấtThìnSửuMùiThìn
Năm  Tháng  Ngày  Giờ  Đại
Vận
 Lưu
niên
 Bước
Canh36 Kỷ36 Đinh36 Bính36 Nhâm36Nhâm36 
 0  0  0  0     Xét hư phù
 0  0  0  0     Xét ngũ hợp
 -6  0  0  0     Xét ah can khác
 -18  0  -18  0     Xét ah địa chi cùng trụ
Ngọ  Sửu  Hợi  Ngọ  Thìn Dần  
Đinh21 Kỷ18 Nhâm21 Đinh21 Mậu18Giáp18 
                Xét hội, hợp, xung
                Xét ah thcan cùng trụ
Kỷ9 Quý9 Giáp9 Kỷ9 Ất9Bính9 
                 
  Tân3      Quý3Mậu3 
                 
MộMộDưỡngSuyQuan ĐớiMộDưỡngDưỡngMộQuan ĐớiSuyVượng suy
Nhật canTỉ kiênKiếp tàiThiên ấnChính ấnthực thầnthương  quanthiên tàiChính tàiThiên quanChính quanMười thần
ĐinhĐinhBínhẤtGiápKỷMậuTânCanhQuýNhâmThiên can
18483609780312921Độ số
111111,21,2110,80,8Ah chi tháng
1848360993,603127,216,846%
7%20%15%0%4%38%0%1%5%3%7% 
  Năm Tháng Ngày Giờ Đại vận Năm 
  CanhNgọKỷSửuĐinhHợiBínhNgọNhâmThìnNhâmDần
NămCanh            
 Ngọ            
ThángKỷ            
 Sửu            
NgàyĐinh            
 Hợi            
GiờBính            
 Ngọ            

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 7/7, Những điều cần chú ý đối với người đi hóa giải.

Thiệu Vĩ Hoa

1) Người đi hóa giải trước hết phải thề nguyện đồng cam cộng khổ với mọi người, theo một chính giáo nhất định, cung kính tận tâm, sớm hôm hương khói không ngừng thờ phụng sư tôn.

2) Người đi hóa giải rơi vào năm ứng hạn, đặc biệt đối với người mới bắt đầu hành nghề không được hóa giải cho người khác.

3) Mặc dù là năm cát lợi đối với bản thân thì số người mình giúp hóa giải cũng không được quá nhiều. Phải vừa thể nghiệm thực tế, vừa lấy cảm giác tốt đẹp của mình làm tiêu chuẩn.

4) Phàm đối với trường hợp đối tượng bị tà khí ám hại ghê gớm, người mới bắt đầu vào nghề hóa giải tốt nhất là không nên giúp mà chỉ nên khuyên họ tránh đi.

5) Nhận phí hóa giải nên để một phần vào việc phóng sinh hoặc mua hương thờ cúng. Đối với những người đến nhờ mà gặp khó khăn thì phải giảm nhẹ hoặc không thu phí của họ.

6) Tháng đối tượng ứng nghiệm tai ách, người đi hóa giải cũng thường có cảm giác để nhận biết, biểu hiện thường thấy là bong da tay hoặc phát sinh những cơn đau nhẹ, lúc đó không được sợ hãi, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận.

7) Nói chung những hạn trước 60 tuổi thường dễ hóa giải. Đối với người trên tuổi 60, chính khí đã cạn thì lực hóa giải chỉ có hạn, không nên manh động.

8) Muốn hóa giải có kết quả thường phải hợp duyên phận với nhau. Nói chung, phần nhiều mệnh của người đi hóa giải phải tương hợp, tương sinh với mệnh người nhờ hóa giải, hoặc mình là quý nhân của họ. Trường hợp như thế thì rất ứng nghiệm. Khi mệnh tương xung nhau tốt nhất không giúp hóa giải, bởi vì phần nhiều sẽ có hại.

9) Hạn nhỏ thường không cần hóa giải, chỉ cần dặn dò mệnh chủ chu ý là được. Đặc biệt đối với hạn li hôn, nếu vợ chồng không cùng có mặt thì tốt nhất là không hóa giải.

10) Đối với những trường hợp gặp hạn kiếp tài, kiện tụng, tù ngục, chỉ dùng vào các phương pháp hóa giải thì khó mà bảo đảm, còn đòi hỏi mệnh chủ phải nhẫn nại. Nhưng chỉ dựa vào nhẫn nại của mệnh chủ, kiếp tài, kiện tụng, lao tù tuy qua được nhưng lại biến thành bệnh tật, cho nên phải dùng các phương pháp khác nữa.

11) Vừa phải khiến cho mệnh chủ biết được tính nghiêm trọng của hạn, lại vừa phải khiến họ yên tâm. Nếu không thì vì quá lo lắng mà hạn nhỏ biến thành to, tai họa có thể tránh được lại biến thành tai họa. Hóa giải giữa chừng dễ phát sinh một số bệnh nhẹ, chỉ cần uống một ít thụốc lý khí để điều chỉnh là được.

12) Nếu mệnh chủ không thành tâm, khí trường không nối thông thì không được hóa giải, dù hóa giải cũng không linh nghiệm. Đối với những người có cứu, hoặc khí trường cao hơn mình thì cho dù giàu nghèo sang hèn đều không thể hóa giải thành công. Chỉ có chân thành cầu cứu thì mới nhìn nhau đã biết, năng lực hóa giải sẽ mạnh.

13) Đối với người tội ác nhiều mà không hối cải, khí trường bạo ngược thì không được hóa giải. Dù có hóa giải cũng không linh nghiệm, hơn nữa còn dễ mắc hại.

14) Đối với động vật phóng sinh giữa chừng dễ bị chết, không được nói trước cho mệnh chủ biết.

15) Giữa người nhờ hóa giải và người hóa giải phải tôn trọng nghiêm ngặt bảo mật các thông tin, đặc biệt là nội dung hóa giải, không được tiết lộ ra để đề phòng bất trắc.

16) Không được để xẩy ra cãi cọ với người khác, chú ý đoàn kết giữa các phái. Đối với những người đánh giá thấp hoặc coi thường mình thì cố gắng bỏ qua. Nếu họ gây ra sự tổn thất nghiêm trọng, sau nhiều lần họ vẫn không chịu hối cải, mình không chịu đựng nổi thì phải có phương pháp ra uy cho họ biết.

17) Chú ý tu dưỡng dịch đức, không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện mình.

18) Sứ mệnh của tài liệu này là chế độ chúng sinh, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, sẵn sàng truyền cho mọi người, có duyên thì có kết quả, không có duyên thì ngàn vàng cũng không làm.

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 6/7, Chọn ngày hóa giải.

Nếu dự đoán được trước và tìm cách hoá giải trước thì có thể chọn ngày tốt của tháng 11, hay tháng 12 của năm trước.

Ví dụ năm 1996 ứng hạn, thì chọn ngày tốt của tháng 11 hoặc tháng 12 năm 1995.

Các tháng đều lấy tiết lệnh làm chuẩn, giờ lấy giờ chuẩn của địa phương.

Ví dụ tháng năm đó ứng hạn mà tháng năm đó mới dự đoán và tìm cách giải cứu thì lấy ngày tốt của tháng đó làm ngày hành động.

Ví dụ tháng 11 năm 1996 ứng hạn mà tháng 11 năm 1996 mới đến nhờ giải cứu, có thể chọn ngày tốt trong tháng 11, thậm chí lấy ngay ngày đến nhờ giải cứu làm ngày hành động, đó gọi là gấp thì ứng gấp.

Nói chung, cần chọn thiên đức, nguyệt đức, hợp thiên đức, hợp nguyệt đức, hợp can năm, hợp chi năm hay thiên ất quý nhân làm ngày giờ tốt.

Không được xung phạm bản mệnh.

Năm hay tháng ứng hạn đương nhiên là năm, tháng đó đã xung phạm bản mệnh,, nên; ở đây không bàn đến nữa.

Giờ nên chọn là giờ quý nhân của bản mệnh, cố gắng tạo thành hỷ hay dụng thần của bản mệnh.

Nếu hạn gặp xung hoặc gặp hình thì có thể chọn ngày giờ gặp hợp, ví dụ mệnh ngọ gặp năm ứng hạn là tý, có thể chọn ngày, giò mùi hoặc ngày, giờ sửu.

Cuối cùng mùi tốt hay sửu tốt còn phải xem cát hung, thần sát của ngày đó có tổ hợp thành hỷ hay kị thần của bản mệnh hay không.

Xét phương vị cũng tương tự. Nếu chọn ngày, giờ là mùi thì dâng hương, phóng sinh, xây dựng công trình phải dùng phương mùi, nhưng không được phạm phương sửu;

nếu chọn ngày, giờ sửu để dâng hương, phóng sinh hay làm công trình thì phải dùng phương sửu nhưng không được, phạm phương mùi;

Nếu gặp quan thương xung khắc lẫn nhau có thể chọn ngày giờ là tại của mệnh cục;

phương vị cũng tương tự.

Nếu quan thương xung khắc ở thịên can thì chọn ngày giờ theo thiên can, nếu có thể dùng địa chi phổi hợp thành tài cục làm cho tài vượng thì càng tốt.

Năm ứng hạn gặp quan sát khắc thần thì có thể chọn cục ấn thụ.

Phương vị cũng tương tự.

Chọn ngày tốt để giải hạn khác với chọn ngày tốt theo năm sinh thường lấy thiên can làm chính;

Phàm hỉ hay kị thần là tài, quán, thụ thì lấy can ngày làm chính.

Chọn ngày giải hạn phải coi trọng ngày giờ, cố gắng chú ý hóa giải các điều xấu của tháng năm.

Bởi vì tháng hay năm ứng hạn phần nhiều đã bị xung phạm.

Nếu chọn được tháng 12 của năm trước là tốt nhất.

Chọn ngày giờ tốt để giải hạn rất quan trọng, là then chốt bảo đảm cho sự thành công hay thất bại của hóa giải.

Phàm hóa giải thành công phần nhiều đều là điềm dự báo tốt lành, vật phóng sinh thường tỏ ra có ý lưu luyến người chủ.

Chọn ngày dâng hương phải có lễ vật.

Người cần hóa giải dâng hương cầu thần phải cố gắng nhất trí với tín ngưỡng của người đi hóa giải.

Sau khi đốt hương không nên bỏ đi ngay mà phải vái lạy, nhẩm đọc những điều mình thỉnh cầu, sau đó môi ra đi trong lưu luyến.

Khi phóng sinh cũng cần phải tụng niệm thỉnh cầu.

Dâng hương hàng ngày không được gián đoạn, nếu bận việc đột xuất phải nhờ người nhà làm thay.

Sau một năm dâng hương nến chọn ngày tết để lễ tạ thần linh, đồng thời đốt hết những giấy tờ có liên quan với người giúp hóa giải, như thế mới gọi là hoàn thành.

Nếu trong hai năm liên tục đều ứng hạn thì sau khi lễ tạ, có thể căn cứ hỉ hay kị thần của mệnh cục, dùng phương pháp trên để hóa giải.

Cũng có người Sau đó muốn thờ phụng suốt đời.

Trường hợp như vậy sau khi lễ tạ có thể chọn ngày tốt rước tượng về đặt ở cung cát lợi trong nhà, thờ cúng phải thành tâm, chỗ đặt tượng phải sạch sẽ, yên tĩnh.

Các phương pháp trên đây đều do người hóa giải căn dặn, cách làm cụ thể nói chung do mệnh chủ tự hoàn thành.

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 5/7, Những biểu hiện năm hạn của tứ trụ.

1. Vận dụng thần bị khắc, lại gặp năm kị thần vượng.

Ví dụ quan tinh là dụng thần, rơi vào vận thương quan, thì năm ứng hạn nếu có chức sẽ bị hạ chức, dân thường thì ứng vào đau ốm.

Có cứu thì gặp hung hoá cát, không có cứu thậm chí có thể tử vong.

Thương quan gặp quan, gặp tài là có cứu, phần nhiều ban đầu trắc trở về sau tự hoá giải.

2.   Tuế vận cùng gặp thì kị nhất là gặp kình dương, thất sát.

Nói chung đều gặp những tai ách nhất định, nặng ra không chết mình thì cũng mất người thân.

Tài, quan, ấn là dụng thần thì trước lo nhưng sau qua được.

Năm ứng ,hạn có thể liên lụy đến lục thân, nên xem xét toàn diện.

Năm ứng hạn thường tự mình giải lấy, chủ yếu là căn cứ hỉ, kị thần để lợi dụng hay để tránh.

3.   Đại vận xung đề cương, cộng thêm năm,, hay tháng, hay ngày, hay giờ của Tứ trụ gặp xung

thì cần đề phòng bản thân hoặc người thân bị nạn.

Nếu dụng thần còn gặp xung thì hạn nặng hơn.

Rất nhiều người không qua khỏi năm như thế.

vậy phải xem xét thật kỹ trường hợp “hai xung một”.

4.   Năm thiên khắc địa xung,

6 tuổi, 54 tuổi, 66 tuổi,

vận tốt thì gặp xung hoá cát, vận xấu thường khó tránh được tai nạn.

5.   Năm bản mệnh,

ví dụ sinh năm mão gặp lưu niên là mão.

6.   Trụ ngày xung khắc lưu niên,

tai ách sẽ rơi vào bản thân, vợ, con hoặc bố”.

7.   Mệnh hgũ hành thiên khô

thì năm hay vận vượng cực hay nhược cực sẽ ứng nghiệm tai ách.

8.   Năm gặp 3 xung 1, hoặc 1 xung 3,

năm tuế vận của Tứ trụ xung loạn lên.

9.   Một hành nào đó của Tứ trụ vượng, gặp ngũ hành xung khắc.

Ví dụ ngọ hoả vượng, gặp năm tí.

Nhược thuỷ xung vượng hoả thì phần nhiều bị bệnh thận.

Ngược lại cũng thế.

10. Những năm giao nhau của hai vận.

Như các năm khởi vận: 15, 16 tuổi, hay 25, 26 tuổi phải đặc biệt chú ý, đó là vì sự dao động của khí trường lớn.

Năm chuyển tiếp giữa hai vận phải hết sức đề phòng, nếu còn gặp xung thì dễ sa lầy, khó mà thoát được.

11.  Năm hay vận nhật can nhập mộ hoặc mộ bị xung khai

Thường ứng nghiệm Nhật chủ nhược thì càng nặng.

12. Năm hay vận có hung thần ác sát, vong thần, bạch hổ trùng điệp

thì phải đề phòng đổ máu.

13. Năm kề trước hoặc sau năm hung,

như nhật chủ là mậu thìn, năm 1994 là giáp tuất, thiên khắc địa xung thì nửa cuối năm 93 đã phải chú ý.

Nếu năm 1994 chưa được hoá giải hoặc chưa ứng nghiệm thì năm 95 phải đề phòng.

Đó là vì khí trường dao động gây nên, hoặc tại hoạ còn đang tiềm ẩn, chưa có cớ bùng nổ.

14. Đại vận không tốt.

Cho dù lưu niên ra sao đều có khả năng gặp hạn, hoặc đại vận và lưu niên đều gặp hung là dấu hiệu hạn nặng.

15. Đại vận, lưu niên đều tốt nhưng vẫn bị tử vong

thì phần nhiều là do mấy năm trước không tốt dẫn đến.

Cá biệt có trường hợp không rõ nguyên nhân thì chắc chắn là do nguyên cớ khác, ví dụ phong thuỷ đại hung.

Vỉ dụ 1. Mao Trạch Đông 26/12/1983, 8h

SátẤnNguyênẤn
Quý tịGiáp tíĐinh mậuGiáp thìn

Năm mệnh: Ất sửu

Đại vận: Bính thìn. Lưu niên: Bính thìn

Âm dương hài hoà, cương nhu đều đủ. Giáp mộc hai hàng, cảnh tượng hùng vĩ. Kim cứng gặp hoả, mũi kiếm càng sắc. Kình dương, thất sát rõ ràng, uy khắp trời đất. Cưỡi rồng đạp gió, quý đến bậc thiên tử. Năm 1976 dậu kim nhập mộ nên qua đời.

Vỉ du 2. Hạ Long

ThựcQuanNguyên
Bính thânTân mãoGiáp tuất

Đại vận: Mậu thìn. Lưu niên: Kỷ dậu

Người sinh tháng 2, giáp mộc khội hoa, vĩ đại, mũi đao sắc nhọn hợp với bính tân là người sa trường thi thố”. Năm 1969 kình dương gặp xung, nhật chủ phản ngâm nên qua đời.

Ví dụ 3. Bành Đức Hoài 24/10/1898

KiêuThựcNguyên
Mậu tuấtNhâm tuấtCanh thân

Đại vận: Canh ngọ. Lưu niên: Giáp dần

Tháng 9 canh kim, đầu tiên dùng nhâm giáp có hoả tội luyện thành đĩnh vạc. Năm 1974 gốc bị xung phá, vượng hoả của tam hợp đốt thiên can nhâm thuỷ nên qua đời.

Ví dụ 4. Chu Đức 1.12.1886

ThươngTàiNguyên
Bính tuấtKi hợiẤt mùi

Lưu niên: Bính thìn.

Trọng đông ất mộc, trước dùng bính hoả, chi năm là tuất, là mộ kho. Năm 1976 xung phạm thái tuế nên qua đời.

Ví dụ 5. Lâm Bưu 5/12/1907

ẤnThươngNguyên
Đinh mùiTân hợiMậu tí

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Tân hợi.

Thương qua trùm lên ấn, hoả địa diệu thay. Vận ất tị thương quan gặp quan, lẫn đận đã rõ ràng. Năm 1971 phản ngâm, phục ngâm xung chiếu, máy bay tan, thân nát.

Thời gian sinh của các ví dụ trên đều lấy từ sách “33 nhà quân sự trong chiến tranh cách mạng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”.

Dưới đây giới thiệu một số ví dụ lấy từ thực tế của tác giả.

Ví dụ 1. Nam 10/4/1905, 2h

SátThươngNguyênSát
Ất tịCanh thìnKỷ mãoẤt sửu

Năm 1991 tuế vận cùng gặp, mộ được xung khai, tháng 6 ốm thập tử nhất sinh, nhờ tôi giúp mấy ngày mới đỡ. Năm 1993 nhật chủ phản ngâm, tháng 6 ngã gãy chân phải. Năm 1995 kình dương gặp xung, tam hợp, tam sát bao vây nhật chủ, tháng 4 qua đời.

Đại vận: Tân mùi. Lưu niên; Tân mùi, quý dậu, ất hợi.

Ví du 2. Nữ 22/1/1949

SátThươngNguyênThực
Mậu tíẤt sửuNhâm tíGiáp thìn

Đại vận: Canh thân. Lưu niên: Giáp tuất.

Thuỷ thịnh, hoả thiếụ nên bị bệnh tim. Từ 1990-1993 liên tục bất lợi, bị mù. Năm 1994 là năm giao vận, tuy có dụng thần nhưng vẫn qua đời.

Ví dụ 3. Nữ 13/8/1964, 6h

TỉKiêuNguyênThương
Giáp thìnNhâm thânGiáp ngọĐinh mão

Đại vận: Mậu thìn. Lưu niên: Bính tí.

Đầu thu hoả khí mạnh, bốn mộc hai hoả càng trợ giúp uy thế. Vận trước cơ thể đã không tốt, khí sắc xấu. Năm 1994 phạm xung tháỉ tuế, bệnh tim bột phát. Sau khi nằm viện chữa khởi, năm 1995 kết hôn. Năm 1996 vừa là giao vận, lại xung nhật chủ. Mùa thu đi Quế Lâm mổ nhưng thất bại, buồn bực mà chết.

Ví dụ 4. Nam 21/4/1936, 6h

TàiKiếpNguyênThực
Bính tíNhâm thìnQuý dậuẤt mão

Đại vận: Mậu tuất. Lưu niên: Giáp tuất.

Năm 1994 hai tuất xung đề cương, mắc bệnh động mạch vành, chữa không đạt hiệu quả, kéo dài sang tháng 4 năm 1995 thì mất.

Ví dụ 5. Nữ, 5/5/1918, 10h

SátTàiNguyênThương
Mậu ngọBính thìnNhâm tíẤt tị

Đại vận: Kỷ dậu. Lưu niên: Ất hợi, bính tí

Năm 1995 thương quan gặp quan, năm thìn có dậu hợi tự hành kim. Mùa đông phát bệnh, kéo dài sang năm 1996 kình dương gặp xung, tháng 2 thì mất.

Dưới đây là những ví dụ hiện tại.

Ví dụ 1. Nữ 1/3/1940, 6h

ẤnQuanNguyênThực
Canh thìnMậu dầnQuý mãoẤt mão

Đại vận: Quý dậu. Lưu niên: Nhầm thân, quý dậu, giáp tuất, ất hợi. Hai năm 1992   1993 bệnh tim chưa nghiêm trọng lắm. Năm 1994 đi viện mổ. Năm 1995 trùm mình tự tử nhưng được cứu. Năm 1996 sức khoẻ phục hồi.

Ví dụ 2. Nữ 26/5/1931, 0h30′

TỉKiêuNguyênẤn
Tân mùiKỉ tịTân tịMậu tí

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Ất hợi

Tháng 6/1995 đi xe đạp vể phía đông nam bị ô tô đâm gãy mấy xương sườn, về sau chữa khỏi. Mùa đông năm đó dùng lò sưởi bằng than để dưới giường, chồng bị ngộ độc khí than suýt chết, đến nay để lại di chứng đại não, phản ứng chậm chạp.

Vỉ dụ 3. Nữ, 6/9/1959, 18h

KiêuThựcNguyênSát
Kỉ hợiQuý dậuTân mãoĐinh dậu

Đại vận: Đinh sửu. Lưu niên: Ất hợi.

1995 là năm tài, vận sát, làm ăn còn khá. Tháng 10 bỗng nhiên bị trúng phong cấm khẩu mấy ngày. Đã chữa nhiều bệnh viện nhưng không có hiệu quả. Đến mức gần chết được một thầy đông y chữa khởi. Bị trúng phong cũng là một điều kỳ lạ.

Ví dụ 4. Nam, 22/10/1963, 2h

TàiThươngNguyênTài
Quý mãoTân dậuMậu tuấtQuý sửu

Đại vận: Mậu ngọ. Lưu niên: Giáp tuất.

Năm 1994 nhật chủ phản ngâm, tháng 9 đưa hàng đi Quảng Châu giữa đưòng hai xe đâm nhau, hàng bị cháy trụi. Người bị thương rất nặng. Mất của nhưng may còn thoát được người.

Ví dụ 5. Nam (anh) 26/10/1972, 8h

ThựcTỉNguyên
Nhâm tíCanh tuấtCanh dầnCanh thìn

Đại vận: Nhâm tí. Lưu niên: Tân mùi.

Nam (em) 21/7/1975, 4h

QuanTàiNguyênSát
Ất mãoQuý mùiMậu thìnGiáp dần

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Tân .mùi

Năm ,1991 hai anh em tranh chấp nhau, không ai nhường ai. Người em đâm dao vào anh suýt chết.

Qua các ví dụ trên đây chứng tở dù là giàu nghèo, sang hèn đều chịu ảnh hưởng của mệnh vận.

Năm gặp tai ách không nên có tâm lý may rủi.

Nếu năm đó qua được thì chẳng qua là tai nạn còn tiềm tàng, tích lâu nhất định sề bột phát.

1. Bàn về phàn ngâm, phục ngâm

‘Sách “Tam mệnh thông hội” viết: “Nếu tuế, vận ngược với nhật chủ là phản ngâm; tuế, vận áp lên nhật chủ gọi là phục ngâm, cả hai. trường hợp đều không lợi cho lục thân, không phá tài thì cũng không phải là điều tốt”.

Tuế vận ngược với nhật chủ tức tuế, vận và trụ ngày thiên khắc địa xung.

Ví dụ nhật nguyên là bính tí gặp lưu niên canh ngọ, hay nhật nguyên quý mùi gặp lưu niên đinh sửu đều gọi là phản ngâm.

Tuế vận áp lên nhật chủ là can chi của tuế vận giống với can chi trụ ngày.

Ví dụ nhật nguyên bính tí gặp lưu niên bính tí, hay nhật nguyên đinh sửu gặp lưu niên đỉnh sửu gọi là phục ngâm.

Kỳ thực, suy rộng ra, mỗi trụ của Tứ trụ và tuế vận đã gặp xung gọi là phản ngầm.

Phản tức là phản đối, ý nghĩa của đối xung là gặp xung tất bị tổn thương.

Mỗi cặp can chi của Tứ trụ hay của tuế vận giống nhau đều gọi là phục ngâm.

Phục tức là tăng áp lực lên. Nghĩa của tăng áp lực là làm cho chịu không nổi.

Vì các trụ khác có tác dụng bổ hay tán quyền hành cho trụ ngày, nên gặp phản ngâm hay phục ngâm chưa chắc đã lá xấu.

Trụ ngày là nhật chủ, dù vượng suy, cường nhược, gặp phản ngâm hay phục ngâm thì đặc biệt nghiêm trọng, chỗ nên phản, phục ngâm là nói đối với nhật chủ.

Vì tính của thiên can là động, động gặp xung chưa chắc đã xung, động gặp phục ngâm chưa chắc đã tăng áp lực.

Còn tính địa chi là tĩnh. Tĩnh gặp xung chưa chắc đã xung, nhưng tĩnh gặp phục ngậm chắc chắn sẽ tăng áp lực.

Cho nên phản ngâm, phục ngâm, lưu niên, thái tuế phần nhiều là theo địa chi mà nói.

Nếu thiếu thiên can, địa chi đều phản hay phục ngâm đương nhiên tai ách càng nặng hơn.

Đối với bản thân Tứ trụ mà nói: “Đề cương gặp xung là bại tan tổ nghiệp”, đó là trụ tháng phản ngâm.

“Trụ ngày xung khắc trụ năm là người không nương tựa vào tổ nghiệp”, đó là trụ ngày phản ngâm với trụ năm

“Chi tháng giống chi năm là tổ tiên không để lại cơ đồ”, đó là trụ năm và trụ tháng phục ngâm.

Trụ năm xung phạm thái tuế phần nhiều gặp tai nạn, đó là trụ năm phục ngâm.

Năm gặp bản mệnh phần nhiều gặp tai nạn, đó là do trụ năm phục ngâm.

Năm đại vận gặp xung, phần nhiều gặp tai nạn, đó là do đại vận phản ngâm.

Tuế vận đều gặp không chết mình thì cũng chết người thân, đó là đại vận phục ngâm.

Nhiều can chi của Tứ trụ và tuế vận cùng xung khắc một trụ nào đó thì đó là phục ngâm cộng thêm phản ngâm, gọi là phản, phục ngâm.

Nếu dụng thần bị tổn thương thì hạn càng nặng.

Rõ được những điều này thì có thể hóa giải được nhiều tai ách.

Trong sách này, phản, phục ngâm đềụ nói theo nghĩa rộng.

2. Bàn v thiên can, địa chi

Thiên can địa chi là các kí hiệu đại biểu cho trường lực trong không gian ở một thời điểm nào đó.

Nó có tính định hướng như từ trường.

Các đường sức của một can, chi nào đó luôn song song, không giao nhau.

Ví dụ phương Tây bắc củạ người Bắc Kinh khác với phương Tây bắc của người Quảng Tây, nhưng khi gặp thìn tuất tương xung, người Bắc Kinh có thể đi đến Nội Mông, còn người Quảng Tây đi lên phía Tây Tạng hoặc Tân Cương.

Nhâm quý tí hướng bắc; sửu dần hướng đông bắc; giáp ất mão hướng đông; thìn tị hướng đông nam. Bính đinh ngọ hướng nam; mùi thân hướng tây nam; canh tân dậụ hướng tây; tuất hợi hướng tây bấc; mậu kỷ thuần thể, tính trung nên hướng không rõ.

Tứ trụ có 8 can và chi. Nếu 8 can chi đều khác nhau thì có 8 hướng.

Kết qủa tác dụng của trường lực 8 can chi này sẽ định hướng phương hành vi của người đó.

Nếu tác dụng cân bằng thì can chi có thể khiến cho một hành thiên lệch nào đổ trở về cân bằng, can chí đó sẽ trở thành dụng hay hỉ thần.

Cho nên người mà Tứ trụ hoả quá vượng thì trường lực hướng về phương bắc, nên rất tự nhiên đi về phương nam sẽ dễ gặp tai hạn.

Như thế mới gọi là nguyên lý “vật tụ theo loại, người tụ theo nhóm”.

Nếu trong Tứ trụ có ngọ, gặp năm tí phản ngâm sẽ phát sinh trường lực nam – bắc đối nhau.

Vì tí là trường lực vũ trụ, nên lực lớn, suy ra con người tránh trường lực của tý – ngọ sẽ vô hại.

Đó là nguyên nhân gặp phải phản ngâm thì năm đó di chuyển nhiều so với những năm bình thường là cách hoá giải tốt nhất.

Nếu không di chuyển hoặc di chuyển theo phương tí – ngọ mà dụng thần lại nhược thì nguy hiểm chẳng khác gì “trứng chọi với đá”, khó thoát khỏi tai ách.

Nếu có 2 hoặc 3 tí xung một ngọ, đương nhiên nguy hiểm càng lớn.

Ví dụ trong Tứ trụ có mùi hợp chặt ngọ thì khó xung khai nên tránh được tai hoạ.

Tròng Tứ trụ đã có ngọ lại còn gặp năm ngọ mà phục ngâm thì càng nặng thêm.

Hoặc vì có ngọ mà trường lực tăng thêm, đi về phương nam sẽ khó tránh khởi tai hoạ.

Cho dù kết quả ra sao thì cũng đầu tiên là buồn bực, trầm uất, nặng nề dần. Nếu tổ hợp có cứu thì gặp hung sẽ hoá cát.

Kết luận

Qua phân tích trên đây ta đi đến kết luận: dù là phản ngâm hay phục ngâm, về nguyên tắc nên di chuyển, nếu không sẽ bị xung đổ hoặc bị áp đảo.

Di chuyển lớn là đi xa, ít ra thì dời chỗ ở trong nhà, cố tránh xa thái tuế và trường lực đối xung.

Đi đến những phương có lợi, di chuyển sẽ được hoá giải.

Nhưng không chỉ là phản ngâm, mọi sự hoá giải tai nạn về nguyên tắc đều cần động.

Động là tránh xa, dựa vào địa lợi để kháng lại thiên thời.

Vì thế mà thánh nhân lập ra “Dịch” có ý nghĩa thật sâu xa!

Khổng Tử nói: “Sách không nói được hết lời, lời không nói được hết ý”.

Ý của thanh nhân ta không thể nào hiểu hết.

Phần trên, đã lần lượt bàn về “Phương vị nên tránh”, “Dưỡng sinh và phóng sinh”, “Dùng thuốc giải hạn”, “Hành thiện tích đức và tín ngưỡng tôn giáo”.

Mỗi phương pháp vừa độc lập lẫn nhau, vừa liên quan chặt chẽ với nhau, hy vọng mọi người sẽ thể nghiệm được một cách sậu sắc.

Chúng ta không phải là thần thánh, chỉ dựa vào mệnh của Tứ trụ để dự đóan thì khó mà toàn diện được.

Thường thì năm ứng nghiệm tai hoạ, không bị hao tổn của cải thì cũng mắc vào kiện tụng, hoặc bệnh tật ốm đau, mình không bị thì cũng rơi vào người thân, nếu không thì không dự đoán hoá giải làm gì.

Thế giới dù phức tạp đến đâu thì mọi vật vẫn biến đổi theo quy luật.

Chúng ta xuất phát từ nguồn gốc để giải quyết vấn đề, lấy bất biến ứng vạn biến,

Y mệnh của mệnh học giông y như bệnh của y học.

Mà y bệnh của y học nói chung sạu khi phát bệnh sẽ để lại dấu vết để quan sát; còn y mệnh của mệnh học nói chung trước khi xảy ra tai hoạ không có dấu vết gì để thấy, cho nên rất khó đi sâu nắm bắt.

Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa phải cẩn thận, chu đáo, vừa phải mạnh dạn quyết đoán.

Khi ứng dụng cụ thể phải linh thông, tuỳ cơ ứng biến, còn trên hành động vừa đoan phương chính trực, giữ gìn chuẩn tắc tâm đức, không được đi chệch con đường này.

Khi gặp những Tứ trụ không hoàn toàn nắm vững thì không được hoá giải.

Yêu cầu mệnh chủ phải thành tâm phối hợp, đối chiếu với quá khứ mới có thể. rút ra kết luận.

Phàm đúng về nguyên tắc, nhưng có những tai hoạ hoá giải không được tất sẽ do nguyên cớ khác, không được vì thế mà mất lòng tin, cần không ngừng tổng kết thực tiễn.

Nghề gì cũng có tính hạn chế của nó.

Ta hoá giải tai ách tuy không trọn vẹn nhưng cũng vượt trên mức trung bình, vừa là sự kết tinh thực tiễn cổ kim, vừa nhờ kinh nghiệm bản thân mà đạt được.

Dùng nhiều biện pháp để giúp một người, chỉ cần ứng dụng thích đáng thì nhất định thành công.

Trong tài liệu này ít bàn đến cát hung, thần sát.

Đó không phầi là thần sát không có ý nghĩa mà chẳng qua nó cũng từ trong âm dương, ngũ hành mà ra, tức là ta đã không “bỏ gốc, tìm ngọn”.

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 4/7, Giải hạn bằng việc hành thiện tích đức.

Người hành thiện tích đức, trong lòng thư thái, tính tình cởi mở, khí huyết hài hoà nên mạnh khoẻ, ít bệnh.

Người làm điều ác, lòng hay gian dối, thâm trầm, suốt ngày lo nghĩ, khí huyết thác loạn, cơ thể rối bời, tự chuốc lấy nhiều bệnh tật.

Người hành thiện tích đức luôn được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ, mọi việc dễ hanh thông, sự nghiệp tốt đẹp.

Người làm điều ác bị nhiều người thù ghét, việc làm trắc trở, cuối cùng tinh lực khô kiệt, suy vong.

Trên đây mới chỉ đề cập đến một mặt, còn có những điều sâu xa hơn nữa mà chưa nói tới.

Trong vũ trụ tồn tại nhiều trường năng lượng. Cơ thể là một tiểu vũ trụ, cũng có năng lượng riêng, từng giờ, từng phút nối thông với các trường năng lượng bên ngoài. Trường năng lượng trong cơ thể có thể được điều chỉnh bởi các ý niệm.

Ý niệm, tư duy của con người sẽ sản sinh ra trường thông tin nhất định, ngoài ra nó còn là môi trường để truyền tải năng lượng, có thể truyền thông tin đến người khác.

Trong cuộc sống ta thường thấy khi người mẹ bị ốm, nhớ đến con nơi xa, lúc đó người con sẽ cảm thấy khác thường; hay hiện tượng vừa nhắc đến ai thì người đó bỗng nhiên xuất hiện; mắt nháy nhiều là do ai đó hay nhắc đến, v.v.

Từ đó có thể thấy ý nghĩ của con người không những có thể khống chế mình mà còn tác động ra xung quanh. Thông tin tốt hay xấu sẽ sản sinh ra xung quanh những kết quả tương ứng.

Người hành thiện tích đức thì người khác sẽ tự giác hay không tự giác mong muốn cầu chúc những điều tốt đẹp cho người đó. Trường tư duy tốt đẹp đó gây lên những làn sóng cộng hưởng, tất yếu dẫn đến một hiệu quả tốt đẹp, có thể hoá hung thành cát.

Tương tự, người có hành vi độc ác không tránh khỏi bị trách mắng của nhiều người. Cho nên lúc tội ác nhiều đến mức không hoá giải nổi thì sẽ gặp tai họa, không ai cứu được.

Trên đây mới chỉ bàn về hiệu quả to lớn do trường tư duy của người bình thường phát ra.

Đối với người có nhân duyên bẩm sinh, lại thêm sự rèn luyện nhất định thì trường lực của họ phát ra càng vượt gấp nhiều lần so với người thường. Cho dù giáo phái nào, khi thi lễ hành đạo đều thông qua sức mạnh của ý niệm để nối thông giữa con người với trời đất.

Vì sao tà giáo có hại cho con người? Còn tôn giáo chân chính lại có ích? Vì sao tà giáo cuối cùng có hại cho bản thân và con cháu?

Tất cả đều do tà giáo không được nhân tâm, đi ngược lại quy luật tự nhiên của trời đất, thế cô lực yếu.

Còn tôn giáo chân chính thuận với lòng dân, hợp với quy luật trời đất nên thế mạnh lực lớn, kết quả tà thua chính, tất đi đến diệt vong.

Nhưng chính và tà xưa nay là một cặp mâu thuẫn. Giải quyết được mâu thuẫn này lại phát sinh mâu thuẫn khác, cho nên đừng bao giờ hy vọng trong cuộc sống thực tế không có tà.

Về toàn cục mà nói nên tà thua chính, nhưng xét từng mặt thì luôn có trường hợp chính không thắng được tà. Đó là vì sự chuyển hoá thịnh suy giữa hai mặt của mâu thuẫn.

Người gặp năm có tai ách, tức là lúc chính khí yếu thì tà khí nào cũng có thể xâm phạm được.

Vì sự nối thông tin giữa người nhờ hoá giải và người đi hoá giải thường có quỹ đạo qua lại. Lúc tà khí xâm phạm người nhờ hoá giải, vì bị kháng lại nên tự nhiên sẽ phản hồi theo quỹ đạo tác động lên người đi hoá giải.

Nếu lúc đó chính khí bản thân người đi hoá giải yếu thì sẽ bị tà khí tấn công. Kết quả không những không hoá giải được tai ách mà còn rơi vào bản thân mình.

Điều này không còn là nghe nói mà thực tiễn chứng tỏ như thế, đặc biệt khi hoá giải những hạn lớn đều cảm nhận được. Những hoá giải không cảm nhận được thường là sự hoá giải không có hiệu quả, hoặc đó là hạn nhẹ hoặc hạn không đáng có.

Trường tư duy làm điều thiện cũng gây ra những sóng cộng hưởng, cho nên nó tạo ra sự cố kết tốt đẹp, có thể làm hội tụ những điều tốt lành, gặp hung hoá cát.

Tương tự, người hay làm ác mà không chịu hối cải thì khó tránh khỏi bị mọi người quở trách. Điềụ ác khi tích lại đến mức không hoá giải nổi, thấu tận trời đất, tất sẽ dẫn đến tai hoạ.

Những người làm mệnh học, người tín ngưỡng tôn giáo, trong mệnh đều có những tiêu chí thông tin như: thái cực, hoa cái, thực thương, thổ nhiều. Đó là cái ta thường gọi là có thiên duyên, tất nhiên còn có những nhân tố khác nữa.

Điều đó cơ bản giống với những tiêu chí dễ bị tà quái làm hại, chẳng qua chỉ khác nhau về mức độ mệnh cục tốt hay xấu, sự vượng suy của ngũ hành và hành vi thiện hay ác mà thôi. Vì bẩm sinh cơ bản giống nhau cho nên giữa những người này rất dễ nối thông sự cảm ứng về thông tin, cho dù là tà hay chính. Giữa loại người này cũng dễ nối thông những cảm ứng thần bí.

Nếu không sớm đi theo chính đạo thì dễ sa vào tà đạo, hoặc bị tà khí xâm hại. Loại người đó một khi đã đi theo chính đạo, được học tập và huấn luyện thì dễ nối thông với các thầy, tạo nên một trường lực lớn.

Dù họ không đi theo giáo phái nào, hoặc không được tập luyện đặc biệt vẫn có khả năng nhạy cảm mạnh mẽ hơn so với người bình thường và có thể phát ra trường thông tin mạnh hơn người thường, nên biết cách sử dụng họ cho đứng.

Chỉ cần họ học tập một môn huyền học, như mệnh học thì dù có thầy trực tiếp truyền thụ hay chỉ đọc qua sách vở, họ vẫn như đã nhập vào một giáo phái nào đó, đều có thể nối thông thông tin, chỉ khác nhau là trực tiếp hay gián tiếp mà thôi.

Các nhà mệnh học suốt ngày tiếp xúc với các ký hiệu âm dương, ngũ hành, giống như sự tu luyện về lực tụng niệm, cho nên những đại sư cao minh đọc lên một câu hay đặt tên cho một người nào đó đều có tác dụng làm giảm điều xấu.

Đối với trẻ em trong mệnh cục thiếu thuỷ, đặt tên là Hà hay Hải, khi người khác gọi lên sẽ tạo nên một dòng cảm xúc to lớn, giống như mầm héo gặp được cơn mưa, giúp tươi tỉnh trở lại. Đó là nhò tác dụng sự vang vọng của lực đọc đánh thức sâu thẳm của tâm linh.

Khổng Tử nói: “Người quân tử ở trong phòng, nói một câu, thiện thì ứng xa ngàn dặm, lời nói ác cũng lan xa ngàn dặm”. Cho nên ‘Tâm bất chính thì nghệ không tinh”, “Một câu nói tốt lành có thể hoá giải được tai ách”.

Ta có lòng ham muốn hoá giải tai ách, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với mọi người, thật là tấm lòng công đức bao la. Nhưng nếu chỉ dựa vào lực đơn lẻ của mình, đương nhiên hiệu quả không cao, mà nên dựa một chính giáo nào đó, dựa vào những đại sư đã thành đạt và sự hỗ trợ của cả môn phái mới có thể không sợ lâm nguy, trấn áp tà giáo, nhò các tấm lòng từ bi mới có thể cảm thấu thần linh.

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo là tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn mà xét, rất nhiều cơn lâm nguy có cứu đều rơi vào những người phụng thờ chân chính đức Phật. Xưa nay các bậc chư hiền đại tuệ và sự hoá giải tai ách cho bản thân hầu như đều dựa vào ân đức của Phật.

Qua đó đủ thấy uy lực của Phật to lớn biết bao! Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói: “Mỗi người đều có phật tính chân chính”. Vì vậy mỗi người đều có thiện duyên.

Ví dụ

Vỉ dụ 1. Có hai nhà láng giềng vì tranh chấp mà thù nhau. Nhà B đầu năm 1995 xin ai đó một phù trú dán trước cửa nhà (từ đó không đi lối ấy nữa) chiếu vào cửa sau của nhà A, kết quả nhà A bị hao tài, cả nhà còn ít nhiều đều bị ốm, không ai dám hoá giải cho. về sau, mùa thu năm 1996 nhà A nhờ tôi hoá giải. Tôi phát từ bi, hoà giải cho hai nhà, viết “phù trú” dán lên phía trong cửa sau nhà A (người ngoài không nhìn thấy được) đối diện với phù chú nhà B. Đúng một tuần sau hai nhà hoà giải làm lành và đều tự giác xé bỏ phù chú. Thế giới quả thần kỳ đến thế! Từ đó có thể thấy Phật pháp vô biên, không làm hại người, khuyên người làm điều tốt “Quay đầu lại là bờ”.

Vỉ dụ 2. Nữ

TỉKiêuNguyênTài
Bính ngọGiáp ngọBính ngọTân mão

Đại vận: Tân mão. Lưu niên: Bính tí

Mệnh này năm 1996 có ngang vai, xung kình dương, nhận sự hoá giải. Giai đoạn trước vượt qua thuận lợi, tài vận tốt. Ngày 2 tháng chạp bị người khác đặt trộm bùa yểm trong nhà. Sáng ngày 5 tháng 12 lại phát hiện một bùa yểm nữa. Trưa ngày 5/12 người chồng đem lá bùa đến cho tôi xem. Gieo quẻ được:

Ngấy ất mão tháng tân sửu Hoả lôi phệ hạp

PhúcTịThanh long
TàiMùi (thế)Huyền vũ
QuanDậuBạch hổ
TàiThìnPhi xà
HuynhDần (ứng)Câu trần
PhụChu tước

Quẻ này hào ứng khắc hào thế, tức đối phương. Câu trần ám muội huyền vũ. Hào ứng nhật phù có thầy giúp. Hào thế bị nguyệt phá bản thân và vợ con. Theo quẻ mà hành sự thì tà khí phải tan. Tôi đến nhà anh ta, trước hết đặt la bàn giữa tâm nhà, xác định theo phương mùi một vị trí ngoài vườn cạnh nhà, cùng người chồng đào ở đó một cái hố, sau đó tôi đốt hương thỉnh đức phật phù trợ trấn tà, rồi trôn bùa yểm cùng với một đồng xu bạc xuống đó. Sau đó lại chuyển địa điểm bàn thờ ở phương sửu của chủ sang phương ngọ trong nhà, yêu Cầu vợ chồng sớm tối dâng hương. Chỉ 3 ngày sau ông thầy cho bùa yểm kia lộ nguyên hình, đến nhà xin thú nhận.

Bùa yểm vốn là vật làm thông tin của ông thầy. Đồng bạc là kim khắc mộc, làm cho ông thầy không chịu nổi. Mùi là mộ kho của đối phương, ai yểm thì người đó phải chịu rủi ro. Người này dâng hương ở phương ngọ hoá mộc sinh cho hào thế, hợp lại để giải xung.

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 3/7, Giải hạn bằng thuốc.

Thiệu Vĩ Hoa

Từ xa xưa Trung Quốc đã coi trọng dùng thuốc để dưỡng sinh.

Thần nông

Trong cuốn dược học kinh điển sớm nhất – “Thần nông bản thảo”, từng ghi chép rất nhiều bài thuốc có tác dụng “Uống lâu nhẹ thân mình, tăng tuổi thọ”, “Uống lâu trẻ mãi không già” V.V..

Con người có nhiều dạng tai ách, trong đó tử vong là nhiều nhất. Các nhà mệnh học đều biết: đến tuổi 60, con người thường gặp nhiều cửa ải. Vì vậy ngày xưa tuổi 60. đã cho là thọ. Dùng thuốc có thể vượt qua “cửa ải”, nên tăng tuổi thọ.

Thánh dược Tôn Tư Dật từng viết trong “Thiên kim dược phương” về “Hoa Đà vân mẫu viên” như sau “… tôi thường uống một vài thang, người khoẻ hẳn”. Qua đó có thể thấy, ông có sự thể nghiệm sâu sắc về mặt này. Xưa nay các bậc danh y thường có tuổi thọ cao. Điều đó chứng tỏ dùng thuốc có thể giúp vượt qua tai ách. Người xưa đã để lại nhiều công trình nghiên cứu, chúng ta cần tiếp tục đi sâu hơn.

Thánh dược Tôn Tư Mạc

Trên đời này có nhiều loại người, mỗi người lại có nhiều dạng tai hoạ. Bệnh tật là dạng tai hoạ thường gặp nhất. Thuốc có thể phòng bệnh. Năm gặp tai nạn không bệnh tật thì cũng gặp rủi ro, bệnh tật chỉ là sự phản ánh một mặt của tai hoạ, đó là quan niệm phổ biến. Quan điểm này có đúng không? Trước hết ta hãy xem những điều đã được ghi trong sách “Linh Lan mật điển luận”.

“Tâm là cơ quan chủ tể, chủ về thần minh. Phế là cơ quan liên thông. Can là tướng quân, chủ về đảm lược. Mật là quan trung chính, chủ về quyết đoán. Tam tiêu là sứ thần, chủ về mừng, giận. Tì vị là quan kho tàng. Đại trường là quan tải dẫn, đào thải. Tiểu trường là quan thu nạp, chuyển hoá. Thận chủ về sức sống, khéo léo. Tam tiêu điều hoà, thanh lọc. Bàng quan chứa trữ nước thải, chứa tân dịch, thải nước thừa. Mười hai cơ quan này không thể thiếu một cơ quan nào. Cho nên minh mẫn thì yên ổn, dưỡng sinh theo hướng đó sẽ trường thọ. Không minh mẫn là do có bộ phận bị tắc trở ”.

Ai nói y học cổ chỉ bàn về bệnh? Người mà khí tâm hoả bất túc thì thần trí mơ màng, hành động hồ đồ. Người mà mộc khí gan mật thông thương thì anh dũng, quả cảm, giàu mưu lược. Người mà khí phế kim đầy đủ thì mạnh mẽ, uy nghi, coi trọng danh dự. Người mà thận tinh dồi dào thì chí cao, nhìn rộng, khéo léo tinh thông. Người mà thổ khí của thiện trung yếu kém thì nói năng yếu ớt, tính trầm, hướng nội. Đó là những tố chất tinh thần được quyết định bởi lục phủ, ngũ tạng, là nguồn gốc phát sinh hành vi thiện ác, cát hung.

Mệnh vận của Tứ trụ chỉ phát sinh sau khi cơ thể thai nhi đã hình thành. Thai nhi trong bụng mẹ đã chứa sẵn âm dương, ngũ hành. Đồng thời cát hung hoạ phúc giáng xuống con người cũng là do hình hài cơ thể khác nhau mà có. Âm dương, ngũ hành của thai nhi bẩm tính thiên khô thì dù vận mệnh Tứ trụ tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi chết yểu. Mệnh vận Tứ trụ là sự tiếp thu âm dương, ngũ hành lần thứ hai của thai nhi. Mọi ảnh hưởng của các yếu tố như: phần mộ, gia trạch, gen di truyền, sự dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ, vận mệnh Tứ trụ, v.v. đều thể hiện qua sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Không có cơ thể thì cũng không có mệnh vận. Cho nên cơ thể là yếu tố hàng đầu, mệnh vận đứng hàng thứ hai, tức bệnh quyết định tai ách chứ không phải mệnh quyết định bệnh. Không hiểu rõ điều này sẽ lẫn lộn giữa bệnh và mệnh.

Người ta trước khi gặp tai hoạ thường có điềm dự báo. Khi khí sắc u ám, hoặc khác thường thì đó là sự thể hiện bước đầu chức năng cơ thể bị rối loạn. Nếu không kịp thời điều dưỡng, phát triển thêm một bước sẽ thành bệnh, hoặc khi bị khí trường bên ngoài tác động vào một sự việc tương ứng sẽ phát sinh cái mà trong mệnh học gọi là tai ách. Cho dù dùng cách hoá giải nào thì cũng phải thông qua cơ thể để tiến hành. Cho nên người ta đi đến kết luận: muốn đề phòng tai hoạ trước hết phải phòng bệnh. Sự hoạt động hài hoà của các cơ quan trong cơ thể là điều phải quan tâm đầu tiên.

Lão Tử nói: “Tôi sở dĩ gặp hạn lớn vì tôi có thân, nếu không có thân thì đâu còn tai hoạ”. Thật là một câu nói chí lý. Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Con người hấp thu ngũ khí ở trời, hấp thu ngũ vị ở đất”. Cơ thể hấp thu âm dương, ngũ hành chủ yếu thông qua hô hấp và ăn uống. “Ngũ khí đi vào mũi, tồn ở tâm, phế, khiến ngũ sắc sáng sủa, giọng nói vang xa; ngũ vị đi vào miệng, tồn ở trường và nuôi dưỡng ngũ khí. Khí bình hoà thì sống, sinh tân dịch, tinh thần”. Cho nên phải làm cho “khí và vị hoà hợp để tăng bổ chính khí”.

Thường ngày bệnh nhập vào ngũ tạng theo đường ăn uống. Thức ăn ăn vào đều hàm chứa âm dương, ngũ hành. Một chất nào đó được gọi là thuốc vì tính âm dương ngũ hành của chất đó mạnh hay yếu hơn các chất bình thường. Con người hấp thu âm dương, ngũ hành vốn có trong chất đó để điều chỉnh sự vượng hay suy của âm dương, ngũ hành trong cơ thể! Vì vậy thuốc có khả năng hoá giải tai nạn. Nên biết rằng: các chất dù phức tạp đến đâu cũng nằm trong phạm vi âm dương, ngũ hành. Chỉ cần ta ăn uống đúng chất cần thiết thì đều có thể bù đắp được sự thiếu hụt chất đó trong cơ thể, hoặc giúp đào thải những chất có hại. Con người chỉ biết dùng thuốc chữa bệnh tức là đã đánh giá thấp giá trị của thuốc. Tôi qua thực tiễn lâu dài đã rút ra kết luận: dùng thuốc giải hạn, đó mới là người tinh thông y dịch.

Thuốc là hợp chất của âm dương, ngũ hành. Dùng thuốc giải hạn không những là cách làm có hiệu quả mà còn ưu việt hơn các phương pháp khác. Có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt vận dụng. Nếu dựa vào phương vị để hoá giải thì chỉ mới có lợi cho hành động mà chưa bảo đảm an toàn, làm sao có thể so sánh với sự toàn diện của thuốc được.

Muốn dùng thuốc chính xác để hoá giải thì phải nắm vững y lý, dược lý để hoà hợp tinh thông với mệnh lý. Điều đó khiến cho người đi hóa giải thêm một gánh nặng. Vì vậy người xưa nói: ‘Thánh nhân xưa, nếu không sông trong triều đình thì cũng sống trong ngành y”. Ở đây tôi chỉ có thể cung cấp một số gợi ý để mọi người tham khảo.

Trước hết xin nêu hai ví dụ.

Ví dụ 1. Nam

Đại vận:

Bính tuấtẤt dậuGiáp thânQuý mùiNhầm ngọTân tị
21222324252

Mệnh này thuỷ nhiều, mộc trôi nổi. Các đại vận: ất dậu, giáp thân địa chi cắt chân. Mộc thuộc gan, gan mất nuôi dưỡng khí thừa Ịàm hại dạ dày. Dạ dày thuộc thổ bị hư, con hư thì cầu cứu mẹ, mẹ vốn bị khắc nên hình hài yếu mòn, dọ đó khó tránh được bệnh đau dạ dày.

TỉThựcNguyênThương
Ất hợiĐinh hợiẤt mùiBính tí

Giáp, ất là tỷ kiếp, chủ về gân cốt. Gân cốt khoẻ chứng tỏ mộc vượng, nên bệnh đau càng nặng. Vận quý mùi có hoả, có thổ nên khử được bệnh tim. Năm 1983 can chi đều là thuỷ nên bệnh dạ dày càng nghiêm trọng. Tôi cho đơn thuốc “Tiểu kiện trung thang” có gia giảm để điều bổ tâm tì, bình kiện can khí, uống hơn 30 thang thì yên ổn.

Có người cho rằng: bệnh quyết định mệnh, năm và vận không tốt thì chữa bệnh cũng khó. Tôi không tán thành điều đó. Vì nếu đúng như vậy thì còn cần bác sỹ làm gì. Vấn đề là gặp năm vận không tốt chi khó chữa hơn mà thôi. Then chốt là anh có kết hợp được tốt giữa thời cơ bệnh và mệnh hay không. Sau khi chữa khỏi, nếu gặp năm hay vận không tốt thì nên chú ý điều dưỡng cẩn thận hơn. Năm 1984 vốn không thuận, ngược lại nhờ điều dưỡng tốt nên sức khoẻ vẫn bình thường, điều đó đủ thấy công lực của thuốc kéo dài, vô hình trung đã biến đổi được mệnh vận.

Trong Tứ trụ một hành nào đó quá vượng, không có nghĩa là nó đại biểu chọ công năng của tạng phủ đó vượng, mà phần nhiều là chỉ thực chứng của tạng phủ đó. Bản mệnh thuỷ vượng không thể là dương thăng, âm hoá mà là chủ về thận âm bất túc, cho nên không được lạm dụng thuốc ôn táo để bổ tâm, nhất là đối với con người hiện đại ngày nay luôn mong muôn lợi tâm, âm hư hoả vượng, nên phải chú ý tuỳ cơ mà ứng biến. Người ta hay lấy tính bình của vị bá tử nhân để an thần, liệm tâm khí, vì “hạt của thảo mộc đều có thể dưỡng tâm, có thể tuỳ đó mà dùng”. Sinh địa bổ thận âm, cam thảo bổ tì vị. Tỳ là con đưòng tâm kinh giao lưu với tâm thần, cam thảo không những giúp thúc đẩy sự giao lưu mà có thể khắc chế hoả vượng, đồng thời hoà hoãn dược tính của bá tử nhân, sinh địa. Hợp các vị đó lại trong thang thuốc, uống vào các vị đồng tính sẽ tương, cảm lẫn nhau thì thuỷ hỏa tương xung sẽ biến thành thuỷ hoả tương tế, âm dương điều hòa, hiệu quả rất nhanh. Năm 1995 người này thuỷ hoả tương xung cho nên phải nhờ các vị trên để hóa giải.

Ví dụ 2. Nam

ThươngThựcNguyênTài
Mậu tuấtKỷ mùiĐinh tịTân sửu

Đại vận:

Canh thânTân dậuNhâm tuấtQuý hợi
1112131

Mệnh này thổ nhiều mà táo, nên lấy mộc để khơi thông, dùng thuỷ tư nhuận, nhưng vì thân nhược lại đóng kình dương nên rất sợ bị xung. Nguyên cục có hình khắc lẫn kình dương, ở vận quý hợi hai năm 1988- 1989 không những phá tài mà còn gặp nạn kiện tụng, phạm pháp. Năm 1995 kình dương bị hai lần xung, nên mệnh chủ không bị thương thì cũng bị nạn khác, vốn người đó đã tìm cách hoá giải nhưng lại không chịu uống thuốc nên càng nguy hiểm, về sau dùng thánh dược gồm các vị‘. Viễn chí, xương bồ để chữa tâm kinh, dưỡng tâm âm, bổ tâm khí nên kết quả rất kỳ diệu. Nếu không có thuốc đó để cổ vũ chính khí thì e rằng khó qua khỏi cửa ải lục hợp.

Nay giới thiệu một số vị thuốc công hiệu để độc giả tham khảo, tuỳ thân mang theo sử dụng:

–  Thuốc chủ vể tâm (tim):

Bá tử nhân, viễn chí, xương bồ, phục linh, hợp hoan bì, tùng tử (hạt thông), liên tử (hạt sen), quế tâm, hoàng liên, chu sa (cấm sao, không được uống lâu).

Bá tử nhân
Viễn Chí
Xương bồ
Nấm Phục Linh
Hợp hoan bì
Hạt thông
Hạt sen
Quế tâm
Hoàng Liên
Chu sa

–  Thuốc chủ về can (gan): Toan táo nhân, sơn thù nhục, ngũ vị tử, đương quy, xuyên khung, bạch truật, kỉ tử, tang thầm, cam chanh, miên nhân trần, long đởm thảo, sài hồ, cúc hoa.

Toan táo nhân
Sơn thù
Ngũ Vị Tử
Đương Quy
Xuyên Khung
Bạch truật
Kỉ tử
Tang thầm
Cam chanh
Nhân trần
Long đờm thảo
Sài hồ
Cúc hoa

–  Thuốc chủ về phế (phổi): Sa sâm, bách hợp, thiên đông, mạch đông, tang diệp.

Sa Sâm
Bách hợp
Thiên đông
Tang diệp

–  Thuốc chủ về thận: Sinh địa, thục địa, tục đoạn, đỗ trọng, thỏ ti tử, tử hà xa, bổ cốt chỉ.

Sinh địa
Tục đoạn
Đỗ trọng
Thỏ ti tử
Tử hà xa
Bổ cốt chỉ

–  Thuốc chủ về tì (lá lách): Đảng sâm, cam thảo, bạch truật, đại táo, mật ong, đường mía, sơn dược.

Đảng sâm
Cam thảo
Bạch truật
Đại táo
Mật ong
Đường mía
Sơn dược

ĐỀ CƯƠNG PHỐI THANG THEO MỆNH

1.  Phàm người nhật chủ vượng, găp vận hay năm tỉ kiếp.

Như nhật nguyên là bính hoả vượng, lại gặp năm hay vận bính đinh, tất tâm hoả cường vượng quá mức, gặp năm hay vận giáp, ất, can khí tất dội ngược trở lại. Nếu không có bệnh thì cũng phát sinh tranh chấp, phá tài. Đó là những phản ứng xì hơi để điều tiết cơ thể. Sau khi tranh chấp bị hao tài, tốn của, vượng khí xẹp xuống, nên không bị bệnh nữa. Cho dù tỉ kiếp ở hành nào đều có hiện tượng tích tụ phát sốt, hoặc khắc chế ngũ hành bị khắc, hoặc khắc lại ngũ hành khắc tôi. Ví dụ lấy nhật nguyên bính hoả nhiệt, gây ra bệnh tim, phiền muộn, dễ bực tức, hoặc gây gổ tranh chấp; hoặc khắc chế phế kim gây ra bệnh phổi; hoặc xì hơi tâm hoả, dưỡng âm tâm; hoặc tư dưỡng phế kim; hoặc tư dưỡng thận thuỷ; hoặc ứng dụng tổng hợp.

2.  Phàm người nhật chủ nhược, lại gặp vận hay năm quan sát.

Như nhật nguyên tân kim gặp vận hay năm bính hoả, phế khí tất sẽ bất túc, sức đề kháng yếu. Nếu không đau ốm thì cũng bị đinh hoả gây ra những việc tương ứng như tai nạn, hay kiện tụng. Tuỳ tình hình cụ thể mà bồi bổ khí cho phế kim, tỳ thổ, thận thuỷ. Thuỷ có thể khắc hoả, thổ có thể hoá giải hoả, kim có thể kháng hoả để dập tắt tai nạn.

3. Phàm nhật chủ vượng, lại gặp vận hay năm kiêu, ấn.

Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, khí tâm hoả, tì thổ tất sẽ thái quá. Thổ táo không sinh được cho phế kim, vượng hoả khắc kim, đặc biệt đối với người tân kim bốc mạnh tất phổi sẽ bị tổn thương, không Ốm đau thì cũng gặp điều xấu. Nên giảm hoả, làm yếu thổ, nhuận kim.

4. Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm hay vận thực thương.

Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, can khí sẽ bất túc, không ốm đau cũng gặp rủi ro, nên cần bổ gan. Người Tứ trụ hoả vượng thì nên giảm hoả.

5. Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm tài hay vận tài.

Như nhật nguyên quý thuỷ gặp năm bính hay đinh, hoả khắc lại thuỷ, thần khí sẽ bất túc, không ốm đau thì cũng gặp điều xấu. Nên bổ thận, chú ý dưỡng gan. Người trong Tứ trụ hoả vượng còn nên thanh thản, tóm lại nên nắm chắc thời cơ của mệnh.

6. Phàm người thương quan gặp quan, thiên can xung khắc lẫn nhau, đều nên thông quan.

Như nhật nguyên canh kim, trụ tháng có quý thuỷ, gặp năm đinh thì phải xem trụ ngày cường hay nhược. Cường thì không cần bổ phế mà chỉ dùng thuốc dưỡng gan. Thuỷ hoả thông quan điều hoà. Lại xem quý thuỷ, đinh hoả cái nào là dụng thần, cái nào có thể bị tổn thương để điều bổ cho thích đảng. Nếu nhật chủ nhược thì kiêm bổ phế kim.

7. Phàm người thuộc loại địa chi tương xung, tương hình thì đều chọn phương pháp thông quan, đồng thời cân nhắc quan hệ giữa dụng thần với nhật chủ. Thìn tuất sửu mùi tương xung thì phải xem dụng thần và nhật chủ cường hay nhược. Phàm gặp thìn tuất sửu mùi xung thì dễ bị bệnh ở tì, vị và thận, dùng thuỷ tư nhuận hoặc dùng mộc để giảm nhẹ.

Hóa giải mệnh vận trong tứ trụ, 2/7, Dưỡng Sinh và phóng sinh

Thiệu Vĩ Hoa

Vạn vật trên đời đều cảm ứng lẫn nhau, đặc biệt là giữa người với người, giữa người với động vật. Hai người chung sống lâu, nhất là vợ chồng hoà thuận thì tính tình và tướng mạo sẽ có nhiều điểm tương tự. Con nuôi sau một thời gian dài sẽ có nhiều nét giống bố” mẹ nuôi. Gia súc, nhất là chó nuôi lâu, tính tình và trạng thái sức khoẻ đều giống chủ. Vì vậy mà tục ngữ nói “Vật nuôi giống chủ”.

Nguyên nhân là ở chỗ giữa người đó và người thân, giữa chủ và gia súc có mối quan hệ bên trong sâu sắc. Khoảng cách càng gần, tiếp xúc càng nhiều thì mức độ cảm ứng lẫn nhau càng mạnh.

Khi người chủ may mắn, thuận lợi, khí trường phát ra tốt, cho nên khí sắc của người thân cũng tốt, súc vật nuôi trong nhà cũng hưng vượng;

khi chủ gặp tai họa, khí trường phát ra u ám, người thân và súc vật trong gia đình hấp thu phải đều chịu sự tổn thương nhất định.

Cho nên khi người thân hay vật nuôi trong gia đình không chịu đựng nổi khí trường u ám đó thì khí sắc xấu đi, thậm chí có thể bị bệnh hoặc bị chết.

Đó chính là một trong những nguyên nhân đáng lẽ người chủ gặp tai hoạ nhưng vẫn qua được, ngược lại tai hoạ trên người thân hoặc gia súc bị chết làm cho chủ thất sắc, kém tài.

Nếu sức khoẻ người thân hoặc gia súc nuôi trong nhà rất tốt, không những có thể kháng cự được khí u ám của chủ phát ra mà cũng phát ra một khí trường tác động lại chủ, từ đó mà điều chỉnh được âm dương, ngũ hành của mệnh chủ bị suy hay vượng quá. Đó chính là nguyên lý nuôi các con vật trong nhà để hoá giải tai ách cho chủ.

Nguyên lý phóng sinh cũng thế, đều là những khí trường thông tin mạnh mẽ.

Phóng sinh vật nuôi theo phương hỉ thần của chủ, để cho chúng phát ra khí trường phản hồi, sẽ có tác dụng hoá giải thực sự. Nếu phương vị phóng sinh sai có thể sẽ đưa lại rủi ro. Phóng sinh tốt nhất là dùng rùa hoặc baba. Những động vật này không những linh tính nhạy cảm, mà sức sống dồi dào.

Nên viết tên chủ lên con vật đó, chọn ngày tốt đốt hương sau đó phóng sinh, chắc chắn bảo đảm sẽ mạnh khoẻ.

Phóng sinh chó không những có thể giúp thay đổi tính tình. Vì sau khi phóng sinh không biết được con vật ở đâu nên không biết được kết quả.

Nhưng từ thực tế dưỡng sinh mà nói, vào những tháng chủ nhân bất lợi thì thường bị chết nhiều động vật. Từ đó suy ra động vật phóng sinh cũng có thể bị chết, cho nên cần nhanh chóng nuôi đợt khác để tiếp tục phóng sinh.

Chúng ta không hy vọng động vật chết thay cho ta, nhưng vạn vật thường có tình. Bạn cứu nó nó sẽ đền đáp bạn. Không những thế, mà thực tế cũng chỉ có thế mới làm cho tấm lòng lương thiện, chính trực, chân thành và hành động bác ái của con người cảm thấu đến trời đất, thần linh, nhằm giúp con người vượt qua trở ngại.

Ví Dụ. Nam

TỉThựcNguyênThương
Ất hợiĐinh hợiẤt mùiBính tí

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Ất hợi

Mệnh này thuỷ nhiều nên là hàn cục, chọn hoả hay thổ làm dụng thần. Năm 1995 ba hợi xung một tị, vốn là cảnh tượng đại hung. Phương Khôn nhà ở có miếu, hương khói nhiều, cho nên người này hàng ngày nên đến đó thắp hương. Đồng thời nuôi một con chó, một con rùa để làm vật phóng sinh. Sau đó phóng sinh rùa trên núi theo phương Khôn, chó để bảo vệ chủ nhân. Chó lớn rất nhanh và tốt, khôn ngoan, đáng yêu. Đáng tiếc đến trung tuần tháng 10 chó ốm chết. Sau đó không nuôi và phóng sinh nữa, chỉ sang miếu thắp hương và uống thuốc đông y, kết quả cả năm mạnh khoẻ.

dụ 2. Nam

TàiQuanNguyênTỉ
Ất hợiĐinh hợiCanh dầnCanh thìn

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Ất hợi

Đó là đầu mùa thu năm 1995, khi tôi đang làm việc ở Trung tâm thì ở nhà gọi điện đến nhờ hoá giải thay cho một người. Người này tháng 7 mắc bệnh tim, nằm viện điều trị hơn một tháng không có hiệu quả, sau về nhà. Tôi thấy tháng 10 là cửa ải nghiêm trọng, yêu cầu ông ta phải chú ý. Phòng ở của ông ta hợp với phương dần hợi, có thể hoá giải được. Nhưng tháng 7 dần mộc bị xung thương tổn, cho nên ôm nằm liệt giường. Vì tôi không biết mặt và nhà ở ông ta nên đành đưa ra phương án như sau:

1. Chuyển giường, đến nằm ở phòng phương dần của ngôi nhà.

2. Hàng ngày ra sân, hướng mặt về phương dần dâng hương khấn đọc tên của mình, chờ cho đến khi thấy thoải mái thì dâng hương.

3. Nuôi một con mèo ở ngay cạnh mình.

Kết quả: cuối tháng 9 bệnh nhân khỏe dần có thể làm được việc vặt trong nhà và cảm thấy không có gì đáng ngại nữa. Không ngờ trung tụần tháng 10, trong cùng một ngày, mèo chết trước, tiếp đó là chủ nhân ngã gẫy tay phải. Ông ta đã vượt qua cửa ải như vậy, đến nay sức khoẻ đã tốt.

Ví dụ 3. Nữ

TỉKiêuNguyênTài
Bính ngọGiáp ngọBính ngọTân mão

 Đại vận: Tân mão. Lưu niên: Bính tí

Chọn giờ sửu ngày 16 tháng giêng năm 1996 là giờ dâng hương.

Năm bính tí, tháng canh dần, ngày tân sửu, giờ kỉ sửu.

Chỗ dâng hương là phương sửu ở cạnh nhà, dâng hương phóng sinh rùa cũng ở đó. Sau khi trời sáng rùa được đưa đi theo phương sửu cách nhà 10 dặm để phóng sinh.

Nguyên bà chủ nuôi một con chó rất khoẻ, vì vậy tôi không dặn bà ta mua nữa. Tháng 5. chó chết đột ngột, mấy hôm sau người chồng nói với tôi: “Tôi bảo vợ tôi phải mua chó nữa”. Người chồng tỉnh ngộ hơn nên mua liền 3 con, đến tháng 11 lại chết 1 con. 2 con còn lại đều khoẻ mạnh. Hiện tại gia đình rất tốt, tài vận cũng khá.