CHƯƠNG 1: PHẦN MỘ TỔ TIÊN
Phần mộ của tổ tiên, hoặc chôn cất đã lâu, hoặc mới mai táng, chỉ cần xem quẻ, ắt có nguyên nhân. Nên trước tiên cần hỏi rõ nguyên nhân xem quẻ, mới có thể quyết đoán chính xác.
- Hoặc do gia đình nhiều năm cực nhọc khốn khổ, ngờ rằng mộ tổ bất lợi.
- Hoặc do thi cử nhiều lần không đỗ đạt, hoặc là con đã nhập trường, nhưng băn khoăn không biết phong thuỷ có phát đường khoa giáp hay không?
Nếu vì bản thân, cần phải tự gieo quẻ.
Nếu vì con cái, cần bảo con cái đích thân đến xem,
- Có người vì con cái chết yểu, ngờ rằng có liên quan đến phong thuỷ.
- Có người do cha mẹ, anh em, vợ con, hoặc bản thân mắc nhiều tai hoạ, bệnh tật;
- Có người vì thường xuyên gặp kiện tụng, hoả hoạn, trộm cướp, nên ngờ rằng do phong thuỷ bất lợi.
- Có người do phong thuỷ âm trạch bị tổn thương, hỏi xem có cách cứu chữa không.
- Có người muốn hỏi xem mộ tổ có được mạch đất không?
- Có người muốn hỏi xem mộ tổ có bị động không?
- Xem về mộ tổ, đều lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần.
Tốt | Xấu |
Trong xung biến hợp vận sắp về, hậu thế sẽ được phục hưng. + Quẻ Lục xung biến hợp, trước vốn không có long mạch, nay vận đất bắt đầu hưng thịnh, con cháu sẽ được phát đạt. Phụ Mẫu vượng tướng, tổ phần an nhiên; Phụ Mẫu vượng tướng, mộ tổ bình yên; + Phụ Mẫu nên vượng tướng + hoặc được nhật, nguyệt, hào động sinh phò, + hoặc động mà hoá sinh, + hoá nhật thần nguyệt kiến, + hoá tỷ trợ, + hoá Tiến thần, – thì phần mộ được nơi cát địa, chủ về cháu con vượng phát, – người chết được yên ổn, người sống được an lạc. + Nếu Phụ Mẫu vượng mà gặp đế vượng, trường sinh, – thì lai long được lâu dài, đời đời phát đạt. | + Gặp quẻ Lục xung, không được mạch đất. + Quẻ biến hoá tuyệt, tình thế nguy nan. + Quẻ gặp Phục ngâm, muốn chuyển khó thành. + Quẻ hiện Phản ngâm, không chuyển phải chuyển. + Quẻ biến Lục xung long đã mất, con cháu dễ bị lăng nhục. + Quẻ chính là Lục xung, quẻ biến là Lục xung, là tượng hoàn toàn không có khí mạch. + Quẻ biến hoá khắc, là rất nguy cấp, tai ương sẽ ập đến nhanh chóng. + Gặp quẻ Phục ngâm, long mạch hoàn toàn không có , tuy muốn dời mộ, nhưng lại không dời được. + Gặp quẻ Phản ngâm, tuy không muốn dời, nhưng vẫn phải dời đi. + Quẻ biến Lục xung, long mạch đã đi mất, con cháu bắt đầu suy vi. Mộ tuyệt hưu tù, hậu duệ linh lạc. Mộ, tuyệt, hưu, tù, hậu duệ suy bại + Nếu Phụ Mẫu gặp mộ, tuyệt, không phá, + hoặc động mà phá tán, + hoặc hoá phá tán, + hoặc hoá Thoái thần, + hoá mộ tuyệt, + hoá hồi đầu khắc, + hoá tuần không, + hoá hung, – thì người chết không được yên, – người sống ngày một suy vi lụn bại. + Thế hào biến Quỷ, chiêm giả bất tường; + Quỷ hoá Lục thân, các thuộc bất cát. + Hào Thế biến Quỷ, người xem không may; + Quỷ hoá Lục thân, đều là không tốt, + Nếu hào Thế biến Quỷ, + hoặc theo Quỷ nhập mộ, + hoặc giúp Quỷ hại thân, – thì người gieo quẻ sẽ gặp bất lợi. + Nếu Huynh Đệ, Thê Tài, Tử Tôn động hoá Quỷ, + hoặc Quỷ hoá Huynh Đệ, Phụ Mẫu, Thê Tài, Tử Tôn, – thì căn cứ vào chỗ phạm khắc mà suy đoán. + Lại như nếu hào Tý hoá Quỷ, người tuổi Tý sẽ gặp tai ương, + Hào Ngọ hoá Quỷ, người tuổi Ngọ sẽ bất lợi. + Những trường hợp khác cũng loại suy từ đó. |
Dã Hạc bàn rằng:
- Sách xưa cho rằng, hào Phụ không nên vượng tướng, Phụ vượng Phụ động, con cái sẽ bất an, ta cho rằng như thế là sai lầm.
- Xem về mộ đã chôn, lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần, Phụ Mẫu vượng tướng, hoặc động mà hoá cát, là mộ tổ yên ổn.
- Nếu lại nói sang chuyện tổn thương con cái, thì hào Phụ Mẫu rốt cục nên vượng hay không nên vượng đây.
- Chỉ khi Tử Tôn động mà hoá Quỷ,
- hoặc Phụ động hoá Tử Tôn, mới là bất lợi cho con cháu.
Chú thích:
- Xem về mộ tổ, mộ đã táng, khác với xem về tìm một chọn huyệt.
- Xem về mộ tổ, mộ đã táng chủ yếu căn cứ vào hào Phụ Mẫu.
- Hào Phụ Mẫu vượng tướng, được hào động tương sinh tương hợp, là nơi cát địa.
- Nếu ngược lại, là đất xấu.
- Kỵ gặp hào Thế suy nhược, động mà hóa Quan Quỷ,
- hoặc Lục thân Hóa Quan Quỷ,
- Hoặc Quan Quỷ hóa Lục thân
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN ĐỘNG MỘ
Dã Hạc nói rằng:
- Cần phải xem riêng quẻ khác, không nên xem gộp với quẻ trên.
- Cần chú trọng đến Kỵ thần xung khắc Phụ Mẫu.
- Nếu sáu hảo yên tĩnh, Phụ Mẫu hữu khí, là tượng yên ổn lâu dài, không cần sửa sang
Tốt | Xấu |
+ Khắc thần tại Hoả, hoặc tại Chu Tước, nguyên nhân là do hầm, lò. + Khắc thần tại Thổ mà động, hoặc tại Huyền Vũ, ắt là do bị táng trộm. + Hổ tại Kim là bị kinh động, Long tại Mộc bị rễ cây đâm vào. + Khắc thần tại Đằng Xà, mộ có ổ rắn, tổ kiến. + Quỷ Thổ tại Câu Trần, do đào bới mà động mộ. + Huyền Vũ tại Thuỷ, do nước nhập quan tài. + Khắc thần tại Hỏa, có lẽ gần phần mộ bị đào lò, làm bếp, hoặc có lửa đốt. + Nếu Phụ Mẫu bị hào Thổ khắc, hoặc bị Huyền Vũ khắc, là phần mộ tổ tiên bị kẻ khác chôn trộm. + Nếu khắc thần tại Câu Trần, mộ bị động do đào bới, xây dựng. + Khắc thần tại Bạch Hổ Kim, là do động đất, lở núi gây kinh động. + Khắc thần tại Thanh Long Mộc, là do chặt phá cây cối mà động đến mộ. + Nếu Thanh Long tại Mộc lại động, là huyệt mộ bị rễ cây đâm xuyên. + Đằng Xà Hoá động, trong mộ có ổ rắn, ổ kiến, mối. + Huyền Vũ Thủy khắc Phụ Mẫu, huyệt bị nước đen xâm nhập. + Phụ Mẫu bị xung, nước lụt đất xốp. + Kim khắc Phụ Mẫu, vách núi, đá tảng. + Bị Thuỷ xung khắc, trũng ngập, nước ngầm. + Mộc khắc Phụ Mẫu, cây cối xâm phạm + Hoả khắc Phụ Mẫu, huyệt có rắn, mối. + Thổ động tương khắc, xây dựng tường rào. + Nếu hào Phụ Mẫu bị nhật, nguyệt, lào động xung khắc, hoặc quẻ động hoá xung, – ví dụ tại cung Cấn, Khôn, mà quẻ hiện tam hợp Hợi, Mão, Mùi thành Mộc cục khắc Phụ, ắt có địa phong (khí đất) xung lệch quan tài; – Nếu tại cung Ly, mà quẻ hiện Thuỷ cục Thân, Tý, Thìn khắc Phụ Mẫu, là huyệt bị nước xâm nhập, quan tài xô lệch. – Nếu tại cung Chấn, Tốn, Phụ Mẫu bị Kim cục xung khắc, là do vách núi, đá tảng. – Nếu tại cung Càn. Đoài, quẻ hiện Hoả cục xung khắc Phụ Mẫu, ắt kinh động bởi lửa lò, sấm sét. + Trong quẻ có hào Thuỷ động do đất ngập, nước xâm + Trong quẻ có hào Mộc động, do gốc rễ cây đâm vào; + Hoả chủ về rắn rết côn trùng + Thổ chủ về động thổ. Nếu bị phạm phải, cần nhanh chóng sửa chữa tu bổ. + Hào vô loạn động, tu quan ngũ hành chi hữu vô; + Quẻ nhược an dật, hựu khán địa chi chi khuyết hãm. Không có hào động, cần xem ngũ hành có hay không. Quẻ nếu tĩnh lặng, cần xem nơi địa chi khuyết hãm. + Nếu sáu hào đều yên tĩnh, lại không có hào nào xung khắc Phụ Mẫu, cần phải xem có thiếu ngũ hành nào hay không. + Nếu trong quẻ không hiện hành Thổ, cần phải xây dựng tường bao. + Nếu không hiện hành Kim, cần lập bia mộ. + Nếu hành Hỏa suy nhược, cần đặt lư hương, hoặc dựng nhà coi mộ. + Nếu hành Thuỷ không hiện, có thể đào ao, đào kênh. + Nếu hành Mộc không hiện, cần trồng cây cối. + Không chỉ riêng trường hợp ngũ hành không hiện trong quẻ, – mà có hiện trong quẻ nhưng không phá, mộ, tuyệt, vô khí, cũng coi như không hiện. |
Ngày Kỷ Tỵ tháng Mùi, xem được quẻ Tụy biến Cách:
Phụ Mẫu Mùi Thổ | II | II | Mùi Thổ Phụ Mẫu | Câu Trần |
Huynh Đệ Dậu Kim | I Ứng | I | Dậu Kim Huynh Đệ | Chu Tước |
Tử Tôn Hợi Thuỷ | I | I | Hợi Thuỷ Tử Tôn | Thanh Long |
Thê Tài Mão Mộc | X | I | Hợi Thuỷ Tử Tôn | Huyền Vũ |
Quan Quỷ Tỵ Hoả | II Thế | II | Sửu Thổ Phụ Mẫu | Bạch Hổ |
Phụ Mẫu Mùi Thổ | X | I | Mão Mộc Thế Tài | Đằng Xà |
Người này xem về mồ mả tổ tiên.
Ta bèn hỏi: “Vì việc gì mà xem?”
Người xem bèn đáp: “Năm xưa thầy địa lý nói, táng tại đất này sẽ phát về đường khoa giáp, nhà tôi có bốn anh em, đều theo nghiệp đèn sách, nhưng không ai đỗ đạt, không hiểu vì sao.”
Ta bèn hỏi: “Bên mộ hẳn có cây to”
Người này đáp: “Có! Lúc chôn còn nhỏ, nhưng mấy năm nay đã cao lớn xum xuê rồi.”
Ta bèn nói: “Rễ cây đã ăn vào bên áo quan, quan tài bị tổn hại rồi. “
Người xem bèn hỏi: “Vậy phải làm thế nào?”
Ta bèn giảng giải: “Đào một hố nhỏ bên cạnh mộ để thăm dò, nếu đúng là có rễ cây, thì đào một hố lớn ở phía xa, rồi từ dưới hồ đào một đường hầm ngang đến bên quan tài, lấy xẻng gạt bỏ rễ cây ấy đi, như vậy mồ mả sẽ được yên.
Còn muốn biết các anh em có phát đạt không thì phải bảo họ đích thân gieo quẻ.
Bản thân ông đến khoa thì năm sau, thái tuế ở Ngọ, trợ giúp hào Thế Quan Ty Hoả, chắc chắn sẽ đỗ cao.”
Người này thực hiện y theo lời, quả nhiên đến năm Ngọ thi đỗ.
Chú thích:
Phần mộ tổ tiên chôn cất lâu ngày, có thể vì nhiều nguyên nhân khiến nảy sinh những nhân tố bất lợi cho gia trạch,
- như trở ngại về công danh sự nghiệp, khó khăn đường nối dõi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoặc nảy sinh tại hoạ.
- Khi đó, cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại phần mộ.
- Nếu như long mạch đã đứt, vận đất đã hết, tốt nhất nên tìm mảnh đất tốt khác để cải táng.
- Nếu không phải nguyên nhân này, chắc chắn mồ mả đã bị ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường xung quanh.
Trong chương này, Dã Hạc lão nhân đã đưa ra các cách suy đoán khá tường tận, chủ yếu căn cứ vào Dụng thần là hào Phụ Mẫu và Kỵ thần xung khắc hào Phụ Mẫu.
- Nội dung suy đoán trong chương này là rất hệ trọng, đòi hỏi cần phải có kỹ xảo đoán quẻ tinh thâm, mới có thể tìm ra nguyên nhân chính xác.
- Đây cũng là những vấn đề mà thầy địa lý phong thủy rất thường gặp trong khảo sát thực tế,
- Mong rằng các học giả nghiên cứu tỉ mỉ chương này, để nâng cao khả năng đoán quả, tìm ra thiên cơ từ trong chỗ uyên áo của quẻ Dịch.
CHƯƠNG 3: BÍ QUYẾT TU BỔ
- Nếu mồ mả bị động bởi hầm lò, cần mời Đạo sĩ cúng tế thần lửa, cúng tế an mộ.
- Nếu bị chôn trộm hoặc động thổ, cần mời Đạo sĩ cúng tế để làm yên thần Thổ địa.
- Nếu bị kinh động, cần mới Đạo sĩ cúng tế để làm yên phần mộ.
- Nếu bị rễ cây ăn vào, hoặc đá tảng phạm vào, cần đào một hố chừng ba thước bên mộ để thăm dò, nhẹ nhàng bỏ đi phần rễ cây hoặc đá, rồi mời Đạo sĩ đến hàn lại mộ.
- Nếu vì rắn, mỗi làm tổ, nên trồng cây xoan bên mộ, rắn, mỗi sẽ tự bỏ đi. Không nên nghe lời xui dại mà đốt hang ổ của chúng, gây tội sát sinh. Ta từng thấy có hai nhà bị rắn làm ổ bên mộ, dùng lửa hun chết cả ổ rắn, sau con cháu ngày càng suy vi lụn bại.
- Bị nước xâm nhập huyệt mộ, nếu có đường tiêu nước, thì tìm cách khơi nước thoát đi.
- Nếu phải chỗ đất trũng, không thể tiêu được nước, chỉ còn cách dời mộ đi nơi khác.
- Nếu bị địa phong (khí đất) xô lệch quan tài, thì đào hai hố chừng một, hai thước ở phía trước và phía sau mộ để thăm dò, nếu quan tài bị lệch, phải xoay lại đúng hướng, rồi mời Đạo sĩ đến hàn lại mộ.
Chú thích:
Chương này nêu ra các phương pháp tu bổ lại Phần mộ khi bị xâm phạm,
- phần lớn đều có liên quan đến nghi lễ cúng tế tôn giáo, không thuộc phạm trù nghiên cứu của văn hóa Dịch học.
- Các học giả nên nghiên cứu kỹ nội dung của chương này, để tìm ra nguyên nhân thực chất gây ảnh hưởng đến mồ mả, để tìm cách tu bổ, di dời,
Chương này nên kết hợp với chương sau để luận đoán được hoàn chỉnh .
CHƯƠNG 4: TU BỐ CÁT HUNG
Tốt | Xấu |
Tử Tôn trì Thế, Tử động dao, tu chi tắc cát Tử Tôn trì Thế, hào Tử phát động, tu bổ sẽ tốt, + Nếu hỏi xem việc tu bổ có lợi hay không, + lấy hào Thế làm Dụng thần. + Nếu được Tử Tôn trì Thế, + Tử Tôn phát động, – tu bổ sẽ được cát lợi. | Quan Quỷ trì Thế, Phụ hào không, thiên tắc hoạch phúc. Quan Quỷ trì Thế, hào Phụ không vong, dời đi sẽ lợi. + Nếu hào Quan Quỷ khắc Thế, sẽ có hại cho ta. + Nếu hào Phụ không phá, mộ tuyệt, + lại bị nhật, nguyệt, hào động thương khắc, + tức mộ phần tổn thương rất nặng. – có tu bổ cũng vô ích, – chỉ có cách dời chuyển. |
Giác Tử bàn rằng:
Phép xưa cho rằng mộ phần cha mẹ bị tổn hại,
- con cái sẽ cảm ứng mà gặp phải tại hoạ,
- khi đó cần nhanh chóng dời mộ cải táng,
- nói như vậy là hữu lý.
Nay ta thấy nhiều nhà giàu có nhưng không sang trọng, bèn cải táng mộ tổ để cầu vinh;
Có con cái nhưng không giàu, cũng cải táng mộ cha mẹ để cầu phát tài.
- Như vậy, thì coi hài cốt của cha mẹ khác gì món hàng ngoài chợ,
- lý trời chẳng dung, không những không được vinh hoa, mà còn gia tài khánh kiệt;
- Không những không được giàu có, mà còn tuyệt tử tuyệt tôn.
Ta đã tận mắt nhìn thấy rất nhiều trường hợp, nên kể ra đây để răn giới người đời.
Chú thích:
Nội dung chương nay tuy chỉ vắn tắt hai câu, nhưng đã nói rõ được, trường hợp nào nên tu bổ, trường hợp nào không nên.
- Nếu có thể tu bổ được, thì tu sửa sẽ cát lợi.
- Nếu không thể tu bổ được, hãy chuyển sang cách di dời.
Nhận định của Giác Tử Lý Văn Huy là rất chí lý.
- Bản thân không nỗ lực làm giàu, tạo dựng công danh,
- lại quy tất cả tội lỗi cho tổ tiên đã mất là hết sức phi lý,
không những thời Minh, thời Thanh có hiện tượng đó,
mà ngay trong xã hội hiện đại cũng không hiếm người có cách suy nghĩ tiêu cực như vậy.
- Cháu con bất hiếu với tổ tiên, là trái lại lý trời, lý trời sẽ không dung tha.
- Người đời nên hiểu rõ nguyên lý đó,