
Từ xa xưa Trung Quốc đã coi trọng dùng thuốc để dưỡng sinh.

Trong cuốn dược học kinh điển sớm nhất – “Thần nông bản thảo”, từng ghi chép rất nhiều bài thuốc có tác dụng “Uống lâu nhẹ thân mình, tăng tuổi thọ”, “Uống lâu trẻ mãi không già” V.V..

Con người có nhiều dạng tai ách, trong đó tử vong là nhiều nhất. Các nhà mệnh học đều biết: đến tuổi 60, con người thường gặp nhiều cửa ải. Vì vậy ngày xưa tuổi 60. đã cho là thọ. Dùng thuốc có thể vượt qua “cửa ải”, nên tăng tuổi thọ.
Thánh dược Tôn Tư Dật từng viết trong “Thiên kim dược phương” về “Hoa Đà vân mẫu viên” như sau “… tôi thường uống một vài thang, người khoẻ hẳn”. Qua đó có thể thấy, ông có sự thể nghiệm sâu sắc về mặt này. Xưa nay các bậc danh y thường có tuổi thọ cao. Điều đó chứng tỏ dùng thuốc có thể giúp vượt qua tai ách. Người xưa đã để lại nhiều công trình nghiên cứu, chúng ta cần tiếp tục đi sâu hơn.

Trên đời này có nhiều loại người, mỗi người lại có nhiều dạng tai hoạ. Bệnh tật là dạng tai hoạ thường gặp nhất. Thuốc có thể phòng bệnh. Năm gặp tai nạn không bệnh tật thì cũng gặp rủi ro, bệnh tật chỉ là sự phản ánh một mặt của tai hoạ, đó là quan niệm phổ biến. Quan điểm này có đúng không? Trước hết ta hãy xem những điều đã được ghi trong sách “Linh Lan mật điển luận”.
“Tâm là cơ quan chủ tể, chủ về thần minh. Phế là cơ quan liên thông. Can là tướng quân, chủ về đảm lược. Mật là quan trung chính, chủ về quyết đoán. Tam tiêu là sứ thần, chủ về mừng, giận. Tì vị là quan kho tàng. Đại trường là quan tải dẫn, đào thải. Tiểu trường là quan thu nạp, chuyển hoá. Thận chủ về sức sống, khéo léo. Tam tiêu điều hoà, thanh lọc. Bàng quan chứa trữ nước thải, chứa tân dịch, thải nước thừa. Mười hai cơ quan này không thể thiếu một cơ quan nào. Cho nên minh mẫn thì yên ổn, dưỡng sinh theo hướng đó sẽ trường thọ. Không minh mẫn là do có bộ phận bị tắc trở ”.

Ai nói y học cổ chỉ bàn về bệnh? Người mà khí tâm hoả bất túc thì thần trí mơ màng, hành động hồ đồ. Người mà mộc khí gan mật thông thương thì anh dũng, quả cảm, giàu mưu lược. Người mà khí phế kim đầy đủ thì mạnh mẽ, uy nghi, coi trọng danh dự. Người mà thận tinh dồi dào thì chí cao, nhìn rộng, khéo léo tinh thông. Người mà thổ khí của thiện trung yếu kém thì nói năng yếu ớt, tính trầm, hướng nội. Đó là những tố chất tinh thần được quyết định bởi lục phủ, ngũ tạng, là nguồn gốc phát sinh hành vi thiện ác, cát hung.
Mệnh vận của Tứ trụ chỉ phát sinh sau khi cơ thể thai nhi đã hình thành. Thai nhi trong bụng mẹ đã chứa sẵn âm dương, ngũ hành. Đồng thời cát hung hoạ phúc giáng xuống con người cũng là do hình hài cơ thể khác nhau mà có. Âm dương, ngũ hành của thai nhi bẩm tính thiên khô thì dù vận mệnh Tứ trụ tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi chết yểu. Mệnh vận Tứ trụ là sự tiếp thu âm dương, ngũ hành lần thứ hai của thai nhi. Mọi ảnh hưởng của các yếu tố như: phần mộ, gia trạch, gen di truyền, sự dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ, vận mệnh Tứ trụ, v.v. đều thể hiện qua sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Không có cơ thể thì cũng không có mệnh vận. Cho nên cơ thể là yếu tố hàng đầu, mệnh vận đứng hàng thứ hai, tức bệnh quyết định tai ách chứ không phải mệnh quyết định bệnh. Không hiểu rõ điều này sẽ lẫn lộn giữa bệnh và mệnh.
Người ta trước khi gặp tai hoạ thường có điềm dự báo. Khi khí sắc u ám, hoặc khác thường thì đó là sự thể hiện bước đầu chức năng cơ thể bị rối loạn. Nếu không kịp thời điều dưỡng, phát triển thêm một bước sẽ thành bệnh, hoặc khi bị khí trường bên ngoài tác động vào một sự việc tương ứng sẽ phát sinh cái mà trong mệnh học gọi là tai ách. Cho dù dùng cách hoá giải nào thì cũng phải thông qua cơ thể để tiến hành. Cho nên người ta đi đến kết luận: muốn đề phòng tai hoạ trước hết phải phòng bệnh. Sự hoạt động hài hoà của các cơ quan trong cơ thể là điều phải quan tâm đầu tiên.
Lão Tử nói: “Tôi sở dĩ gặp hạn lớn vì tôi có thân, nếu không có thân thì đâu còn tai hoạ”. Thật là một câu nói chí lý. Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Con người hấp thu ngũ khí ở trời, hấp thu ngũ vị ở đất”. Cơ thể hấp thu âm dương, ngũ hành chủ yếu thông qua hô hấp và ăn uống. “Ngũ khí đi vào mũi, tồn ở tâm, phế, khiến ngũ sắc sáng sủa, giọng nói vang xa; ngũ vị đi vào miệng, tồn ở trường và nuôi dưỡng ngũ khí. Khí bình hoà thì sống, sinh tân dịch, tinh thần”. Cho nên phải làm cho “khí và vị hoà hợp để tăng bổ chính khí”.

Thường ngày bệnh nhập vào ngũ tạng theo đường ăn uống. Thức ăn ăn vào đều hàm chứa âm dương, ngũ hành. Một chất nào đó được gọi là thuốc vì tính âm dương ngũ hành của chất đó mạnh hay yếu hơn các chất bình thường. Con người hấp thu âm dương, ngũ hành vốn có trong chất đó để điều chỉnh sự vượng hay suy của âm dương, ngũ hành trong cơ thể! Vì vậy thuốc có khả năng hoá giải tai nạn. Nên biết rằng: các chất dù phức tạp đến đâu cũng nằm trong phạm vi âm dương, ngũ hành. Chỉ cần ta ăn uống đúng chất cần thiết thì đều có thể bù đắp được sự thiếu hụt chất đó trong cơ thể, hoặc giúp đào thải những chất có hại. Con người chỉ biết dùng thuốc chữa bệnh tức là đã đánh giá thấp giá trị của thuốc. Tôi qua thực tiễn lâu dài đã rút ra kết luận: dùng thuốc giải hạn, đó mới là người tinh thông y dịch.

Thuốc là hợp chất của âm dương, ngũ hành. Dùng thuốc giải hạn không những là cách làm có hiệu quả mà còn ưu việt hơn các phương pháp khác. Có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt vận dụng. Nếu dựa vào phương vị để hoá giải thì chỉ mới có lợi cho hành động mà chưa bảo đảm an toàn, làm sao có thể so sánh với sự toàn diện của thuốc được.
Muốn dùng thuốc chính xác để hoá giải thì phải nắm vững y lý, dược lý để hoà hợp tinh thông với mệnh lý. Điều đó khiến cho người đi hóa giải thêm một gánh nặng. Vì vậy người xưa nói: ‘Thánh nhân xưa, nếu không sông trong triều đình thì cũng sống trong ngành y”. Ở đây tôi chỉ có thể cung cấp một số gợi ý để mọi người tham khảo.
Trước hết xin nêu hai ví dụ.
Ví dụ 1. Nam
Đại vận:
Bính tuất | Ất dậu | Giáp thân | Quý mùi | Nhầm ngọ | Tân tị |
2 | 12 | 22 | 32 | 42 | 52 |
Mệnh này thuỷ nhiều, mộc trôi nổi. Các đại vận: ất dậu, giáp thân địa chi cắt chân. Mộc thuộc gan, gan mất nuôi dưỡng khí thừa Ịàm hại dạ dày. Dạ dày thuộc thổ bị hư, con hư thì cầu cứu mẹ, mẹ vốn bị khắc nên hình hài yếu mòn, dọ đó khó tránh được bệnh đau dạ dày.
Tỉ | Thực | Nguyên | Thương |
Ất hợi | Đinh hợi | Ất mùi | Bính tí |
Giáp, ất là tỷ kiếp, chủ về gân cốt. Gân cốt khoẻ chứng tỏ mộc vượng, nên bệnh đau càng nặng. Vận quý mùi có hoả, có thổ nên khử được bệnh tim. Năm 1983 can chi đều là thuỷ nên bệnh dạ dày càng nghiêm trọng. Tôi cho đơn thuốc “Tiểu kiện trung thang” có gia giảm để điều bổ tâm tì, bình kiện can khí, uống hơn 30 thang thì yên ổn.
Có người cho rằng: bệnh quyết định mệnh, năm và vận không tốt thì chữa bệnh cũng khó. Tôi không tán thành điều đó. Vì nếu đúng như vậy thì còn cần bác sỹ làm gì. Vấn đề là gặp năm vận không tốt chi khó chữa hơn mà thôi. Then chốt là anh có kết hợp được tốt giữa thời cơ bệnh và mệnh hay không. Sau khi chữa khỏi, nếu gặp năm hay vận không tốt thì nên chú ý điều dưỡng cẩn thận hơn. Năm 1984 vốn không thuận, ngược lại nhờ điều dưỡng tốt nên sức khoẻ vẫn bình thường, điều đó đủ thấy công lực của thuốc kéo dài, vô hình trung đã biến đổi được mệnh vận.
Trong Tứ trụ một hành nào đó quá vượng, không có nghĩa là nó đại biểu chọ công năng của tạng phủ đó vượng, mà phần nhiều là chỉ thực chứng của tạng phủ đó. Bản mệnh thuỷ vượng không thể là dương thăng, âm hoá mà là chủ về thận âm bất túc, cho nên không được lạm dụng thuốc ôn táo để bổ tâm, nhất là đối với con người hiện đại ngày nay luôn mong muôn lợi tâm, âm hư hoả vượng, nên phải chú ý tuỳ cơ mà ứng biến. Người ta hay lấy tính bình của vị bá tử nhân để an thần, liệm tâm khí, vì “hạt của thảo mộc đều có thể dưỡng tâm, có thể tuỳ đó mà dùng”. Sinh địa bổ thận âm, cam thảo bổ tì vị. Tỳ là con đưòng tâm kinh giao lưu với tâm thần, cam thảo không những giúp thúc đẩy sự giao lưu mà có thể khắc chế hoả vượng, đồng thời hoà hoãn dược tính của bá tử nhân, sinh địa. Hợp các vị đó lại trong thang thuốc, uống vào các vị đồng tính sẽ tương, cảm lẫn nhau thì thuỷ hỏa tương xung sẽ biến thành thuỷ hoả tương tế, âm dương điều hòa, hiệu quả rất nhanh. Năm 1995 người này thuỷ hoả tương xung cho nên phải nhờ các vị trên để hóa giải.
Ví dụ 2. Nam
Thương | Thực | Nguyên | Tài |
Mậu tuất | Kỷ mùi | Đinh tị | Tân sửu |
Đại vận:
Canh thân | Tân dậu | Nhâm tuất | Quý hợi |
1 | 11 | 21 | 31 |
Mệnh này thổ nhiều mà táo, nên lấy mộc để khơi thông, dùng thuỷ tư nhuận, nhưng vì thân nhược lại đóng kình dương nên rất sợ bị xung. Nguyên cục có hình khắc lẫn kình dương, ở vận quý hợi hai năm 1988- 1989 không những phá tài mà còn gặp nạn kiện tụng, phạm pháp. Năm 1995 kình dương bị hai lần xung, nên mệnh chủ không bị thương thì cũng bị nạn khác, vốn người đó đã tìm cách hoá giải nhưng lại không chịu uống thuốc nên càng nguy hiểm, về sau dùng thánh dược gồm các vị‘. Viễn chí, xương bồ để chữa tâm kinh, dưỡng tâm âm, bổ tâm khí nên kết quả rất kỳ diệu. Nếu không có thuốc đó để cổ vũ chính khí thì e rằng khó qua khỏi cửa ải lục hợp.
Nay giới thiệu một số vị thuốc công hiệu để độc giả tham khảo, tuỳ thân mang theo sử dụng:
– Thuốc chủ vể tâm (tim):
Bá tử nhân, viễn chí, xương bồ, phục linh, hợp hoan bì, tùng tử (hạt thông), liên tử (hạt sen), quế tâm, hoàng liên, chu sa (cấm sao, không được uống lâu).










– Thuốc chủ về can (gan): Toan táo nhân, sơn thù nhục, ngũ vị tử, đương quy, xuyên khung, bạch truật, kỉ tử, tang thầm, cam chanh, miên nhân trần, long đởm thảo, sài hồ, cúc hoa.













– Thuốc chủ về phế (phổi): Sa sâm, bách hợp, thiên đông, mạch đông, tang diệp.





– Thuốc chủ về thận: Sinh địa, thục địa, tục đoạn, đỗ trọng, thỏ ti tử, tử hà xa, bổ cốt chỉ.






– Thuốc chủ về tì (lá lách): Đảng sâm, cam thảo, bạch truật, đại táo, mật ong, đường mía, sơn dược.







1. Phàm người nhật chủ vượng, găp vận hay năm tỉ kiếp.
Như nhật nguyên là bính hoả vượng, lại gặp năm hay vận bính đinh, tất tâm hoả cường vượng quá mức, gặp năm hay vận giáp, ất, can khí tất dội ngược trở lại. Nếu không có bệnh thì cũng phát sinh tranh chấp, phá tài. Đó là những phản ứng xì hơi để điều tiết cơ thể. Sau khi tranh chấp bị hao tài, tốn của, vượng khí xẹp xuống, nên không bị bệnh nữa. Cho dù tỉ kiếp ở hành nào đều có hiện tượng tích tụ phát sốt, hoặc khắc chế ngũ hành bị khắc, hoặc khắc lại ngũ hành khắc tôi. Ví dụ lấy nhật nguyên bính hoả nhiệt, gây ra bệnh tim, phiền muộn, dễ bực tức, hoặc gây gổ tranh chấp; hoặc khắc chế phế kim gây ra bệnh phổi; hoặc xì hơi tâm hoả, dưỡng âm tâm; hoặc tư dưỡng phế kim; hoặc tư dưỡng thận thuỷ; hoặc ứng dụng tổng hợp.
2. Phàm người nhật chủ nhược, lại gặp vận hay năm quan sát.
Như nhật nguyên tân kim gặp vận hay năm bính hoả, phế khí tất sẽ bất túc, sức đề kháng yếu. Nếu không đau ốm thì cũng bị đinh hoả gây ra những việc tương ứng như tai nạn, hay kiện tụng. Tuỳ tình hình cụ thể mà bồi bổ khí cho phế kim, tỳ thổ, thận thuỷ. Thuỷ có thể khắc hoả, thổ có thể hoá giải hoả, kim có thể kháng hoả để dập tắt tai nạn.
3. Phàm nhật chủ vượng, lại gặp vận hay năm kiêu, ấn.
Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, khí tâm hoả, tì thổ tất sẽ thái quá. Thổ táo không sinh được cho phế kim, vượng hoả khắc kim, đặc biệt đối với người tân kim bốc mạnh tất phổi sẽ bị tổn thương, không Ốm đau thì cũng gặp điều xấu. Nên giảm hoả, làm yếu thổ, nhuận kim.
4. Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm hay vận thực thương.
Như nhật nguyên kỉ thổ gặp năm bính hay đinh, can khí sẽ bất túc, không ốm đau cũng gặp rủi ro, nên cần bổ gan. Người Tứ trụ hoả vượng thì nên giảm hoả.
5. Phàm nhật chủ nhược, lại gặp năm tài hay vận tài.
Như nhật nguyên quý thuỷ gặp năm bính hay đinh, hoả khắc lại thuỷ, thần khí sẽ bất túc, không ốm đau thì cũng gặp điều xấu. Nên bổ thận, chú ý dưỡng gan. Người trong Tứ trụ hoả vượng còn nên thanh thản, tóm lại nên nắm chắc thời cơ của mệnh.
6. Phàm người thương quan gặp quan, thiên can xung khắc lẫn nhau, đều nên thông quan.
Như nhật nguyên canh kim, trụ tháng có quý thuỷ, gặp năm đinh thì phải xem trụ ngày cường hay nhược. Cường thì không cần bổ phế mà chỉ dùng thuốc dưỡng gan. Thuỷ hoả thông quan điều hoà. Lại xem quý thuỷ, đinh hoả cái nào là dụng thần, cái nào có thể bị tổn thương để điều bổ cho thích đảng. Nếu nhật chủ nhược thì kiêm bổ phế kim.
7. Phàm người thuộc loại địa chi tương xung, tương hình thì đều chọn phương pháp thông quan, đồng thời cân nhắc quan hệ giữa dụng thần với nhật chủ. Thìn tuất sửu mùi tương xung thì phải xem dụng thần và nhật chủ cường hay nhược. Phàm gặp thìn tuất sửu mùi xung thì dễ bị bệnh ở tì, vị và thận, dùng thuỷ tư nhuận hoặc dùng mộc để giảm nhẹ.