
1. Vận dụng thần bị khắc, lại gặp năm kị thần vượng.
Ví dụ quan tinh là dụng thần, rơi vào vận thương quan, thì năm ứng hạn nếu có chức sẽ bị hạ chức, dân thường thì ứng vào đau ốm.
Có cứu thì gặp hung hoá cát, không có cứu thậm chí có thể tử vong.
Thương quan gặp quan, gặp tài là có cứu, phần nhiều ban đầu trắc trở về sau tự hoá giải.
2. Tuế vận cùng gặp thì kị nhất là gặp kình dương, thất sát.
Nói chung đều gặp những tai ách nhất định, nặng ra không chết mình thì cũng mất người thân.
Tài, quan, ấn là dụng thần thì trước lo nhưng sau qua được.
Năm ứng ,hạn có thể liên lụy đến lục thân, nên xem xét toàn diện.
Năm ứng hạn thường tự mình giải lấy, chủ yếu là căn cứ hỉ, kị thần để lợi dụng hay để tránh.
3. Đại vận xung đề cương, cộng thêm năm,, hay tháng, hay ngày, hay giờ của Tứ trụ gặp xung
thì cần đề phòng bản thân hoặc người thân bị nạn.
Nếu dụng thần còn gặp xung thì hạn nặng hơn.
Rất nhiều người không qua khỏi năm như thế.
Vì vậy phải xem xét thật kỹ trường hợp “hai xung một”.
4. Năm thiên khắc địa xung,
6 tuổi, 54 tuổi, 66 tuổi,
vận tốt thì gặp xung hoá cát, vận xấu thường khó tránh được tai nạn.
5. Năm bản mệnh,
ví dụ sinh năm mão gặp lưu niên là mão.
6. Trụ ngày xung khắc lưu niên,
tai ách sẽ rơi vào bản thân, vợ, con hoặc bố”.
7. Mệnh hgũ hành thiên khô
thì năm hay vận vượng cực hay nhược cực sẽ ứng nghiệm tai ách.
8. Năm gặp 3 xung 1, hoặc 1 xung 3,
năm tuế vận của Tứ trụ xung loạn lên.
9. Một hành nào đó của Tứ trụ vượng, gặp ngũ hành xung khắc.
Ví dụ ngọ hoả vượng, gặp năm tí.
Nhược thuỷ xung vượng hoả thì phần nhiều bị bệnh thận.
Ngược lại cũng thế.
10. Những năm giao nhau của hai vận.
Như các năm khởi vận: 15, 16 tuổi, hay 25, 26 tuổi phải đặc biệt chú ý, đó là vì sự dao động của khí trường lớn.
Năm chuyển tiếp giữa hai vận phải hết sức đề phòng, nếu còn gặp xung thì dễ sa lầy, khó mà thoát được.
11. Năm hay vận nhật can nhập mộ hoặc mộ bị xung khai
Thường ứng nghiệm Nhật chủ nhược thì càng nặng.
12. Năm hay vận có hung thần ác sát, vong thần, bạch hổ trùng điệp
thì phải đề phòng đổ máu.
13. Năm kề trước hoặc sau năm hung,
như nhật chủ là mậu thìn, năm 1994 là giáp tuất, thiên khắc địa xung thì nửa cuối năm 93 đã phải chú ý.
Nếu năm 1994 chưa được hoá giải hoặc chưa ứng nghiệm thì năm 95 phải đề phòng.
Đó là vì khí trường dao động gây nên, hoặc tại hoạ còn đang tiềm ẩn, chưa có cớ bùng nổ.
14. Đại vận không tốt.
Cho dù lưu niên ra sao đều có khả năng gặp hạn, hoặc đại vận và lưu niên đều gặp hung là dấu hiệu hạn nặng.
15. Đại vận, lưu niên đều tốt nhưng vẫn bị tử vong
thì phần nhiều là do mấy năm trước không tốt dẫn đến.
Cá biệt có trường hợp không rõ nguyên nhân thì chắc chắn là do nguyên cớ khác, ví dụ phong thuỷ đại hung.
Vỉ dụ 1. Mao Trạch Đông 26/12/1983, 8h
Sát | Ấn | Nguyên | Ấn |
Quý tị | Giáp tí | Đinh mậu | Giáp thìn |

Năm mệnh: Ất sửu
Đại vận: Bính thìn. Lưu niên: Bính thìn
Âm dương hài hoà, cương nhu đều đủ. Giáp mộc hai hàng, cảnh tượng hùng vĩ. Kim cứng gặp hoả, mũi kiếm càng sắc. Kình dương, thất sát rõ ràng, uy khắp trời đất. Cưỡi rồng đạp gió, quý đến bậc thiên tử. Năm 1976 dậu kim nhập mộ nên qua đời.
Vỉ du 2. Hạ Long
Thực | Quan | Nguyên |
Bính thân | Tân mão | Giáp tuất |
Đại vận: Mậu thìn. Lưu niên: Kỷ dậu
Người sinh tháng 2, giáp mộc khội hoa, vĩ đại, mũi đao sắc nhọn hợp với bính tân là người sa trường thi thố”. Năm 1969 kình dương gặp xung, nhật chủ phản ngâm nên qua đời.
Ví dụ 3. Bành Đức Hoài 24/10/1898
Kiêu | Thực | Nguyên |
Mậu tuất | Nhâm tuất | Canh thân |

Đại vận: Canh ngọ. Lưu niên: Giáp dần
Tháng 9 canh kim, đầu tiên dùng nhâm giáp có hoả tội luyện thành đĩnh vạc. Năm 1974 gốc bị xung phá, vượng hoả của tam hợp đốt thiên can nhâm thuỷ nên qua đời.
Ví dụ 4. Chu Đức 1.12.1886
Thương | Tài | Nguyên |
Bính tuất | Ki hợi | Ất mùi |

Lưu niên: Bính thìn.
Trọng đông ất mộc, trước dùng bính hoả, chi năm là tuất, là mộ kho. Năm 1976 xung phạm thái tuế nên qua đời.
Ví dụ 5. Lâm Bưu 5/12/1907
Ấn | Thương | Nguyên |
Đinh mùi | Tân hợi | Mậu tí |

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Tân hợi.
Thương qua trùm lên ấn, hoả địa diệu thay. Vận ất tị thương quan gặp quan, lẫn đận đã rõ ràng. Năm 1971 phản ngâm, phục ngâm xung chiếu, máy bay tan, thân nát.
Thời gian sinh của các ví dụ trên đều lấy từ sách “33 nhà quân sự trong chiến tranh cách mạng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”.
Dưới đây giới thiệu một số ví dụ lấy từ thực tế của tác giả.
Ví dụ 1. Nam 10/4/1905, 2h
Sát | Thương | Nguyên | Sát |
Ất tị | Canh thìn | Kỷ mão | Ất sửu |

Năm 1991 tuế vận cùng gặp, mộ được xung khai, tháng 6 ốm thập tử nhất sinh, nhờ tôi giúp mấy ngày mới đỡ. Năm 1993 nhật chủ phản ngâm, tháng 6 ngã gãy chân phải. Năm 1995 kình dương gặp xung, tam hợp, tam sát bao vây nhật chủ, tháng 4 qua đời.
Đại vận: Tân mùi. Lưu niên; Tân mùi, quý dậu, ất hợi.
Ví du 2. Nữ 22/1/1949
Sát | Thương | Nguyên | Thực |
Mậu tí | Ất sửu | Nhâm tí | Giáp thìn |

Đại vận: Canh thân. Lưu niên: Giáp tuất.
Thuỷ thịnh, hoả thiếụ nên bị bệnh tim. Từ 1990-1993 liên tục bất lợi, bị mù. Năm 1994 là năm giao vận, tuy có dụng thần nhưng vẫn qua đời.
Ví dụ 3. Nữ 13/8/1964, 6h
Tỉ | Kiêu | Nguyên | Thương |
Giáp thìn | Nhâm thân | Giáp ngọ | Đinh mão |

Đại vận: Mậu thìn. Lưu niên: Bính tí.
Đầu thu hoả khí mạnh, bốn mộc hai hoả càng trợ giúp uy thế. Vận trước cơ thể đã không tốt, khí sắc xấu. Năm 1994 phạm xung tháỉ tuế, bệnh tim bột phát. Sau khi nằm viện chữa khởi, năm 1995 kết hôn. Năm 1996 vừa là giao vận, lại xung nhật chủ. Mùa thu đi Quế Lâm mổ nhưng thất bại, buồn bực mà chết.
Ví dụ 4. Nam 21/4/1936, 6h
Tài | Kiếp | Nguyên | Thực |
Bính tí | Nhâm thìn | Quý dậu | Ất mão |

Đại vận: Mậu tuất. Lưu niên: Giáp tuất.
Năm 1994 hai tuất xung đề cương, mắc bệnh động mạch vành, chữa không đạt hiệu quả, kéo dài sang tháng 4 năm 1995 thì mất.
Ví dụ 5. Nữ, 5/5/1918, 10h
Sát | Tài | Nguyên | Thương |
Mậu ngọ | Bính thìn | Nhâm tí | Ất tị |

Đại vận: Kỷ dậu. Lưu niên: Ất hợi, bính tí
Năm 1995 thương quan gặp quan, năm thìn có dậu hợi tự hành kim. Mùa đông phát bệnh, kéo dài sang năm 1996 kình dương gặp xung, tháng 2 thì mất.
Dưới đây là những ví dụ hiện tại.
Ví dụ 1. Nữ 1/3/1940, 6h
Ấn | Quan | Nguyên | Thực |
Canh thìn | Mậu dần | Quý mão | Ất mão |

Đại vận: Quý dậu. Lưu niên: Nhầm thân, quý dậu, giáp tuất, ất hợi. Hai năm 1992 1993 bệnh tim chưa nghiêm trọng lắm. Năm 1994 đi viện mổ. Năm 1995 trùm mình tự tử nhưng được cứu. Năm 1996 sức khoẻ phục hồi.
Ví dụ 2. Nữ 26/5/1931, 0h30′
Tỉ | Kiêu | Nguyên | Ấn |
Tân mùi | Kỉ tị | Tân tị | Mậu tí |

Đại vận: Ất tị. Lưu niên: Ất hợi
Tháng 6/1995 đi xe đạp vể phía đông nam bị ô tô đâm gãy mấy xương sườn, về sau chữa khỏi. Mùa đông năm đó dùng lò sưởi bằng than để dưới giường, chồng bị ngộ độc khí than suýt chết, đến nay để lại di chứng đại não, phản ứng chậm chạp.
Vỉ dụ 3. Nữ, 6/9/1959, 18h
Kiêu | Thực | Nguyên | Sát |
Kỉ hợi | Quý dậu | Tân mão | Đinh dậu |

Đại vận: Đinh sửu. Lưu niên: Ất hợi.
1995 là năm tài, vận sát, làm ăn còn khá. Tháng 10 bỗng nhiên bị trúng phong cấm khẩu mấy ngày. Đã chữa nhiều bệnh viện nhưng không có hiệu quả. Đến mức gần chết được một thầy đông y chữa khởi. Bị trúng phong cũng là một điều kỳ lạ.
Ví dụ 4. Nam, 22/10/1963, 2h
Tài | Thương | Nguyên | Tài |
Quý mão | Tân dậu | Mậu tuất | Quý sửu |

Đại vận: Mậu ngọ. Lưu niên: Giáp tuất.
Năm 1994 nhật chủ phản ngâm, tháng 9 đưa hàng đi Quảng Châu giữa đưòng hai xe đâm nhau, hàng bị cháy trụi. Người bị thương rất nặng. Mất của nhưng may còn thoát được người.
Ví dụ 5. Nam (anh) 26/10/1972, 8h
Thực | Tỉ | Nguyên | Tí |
Nhâm tí | Canh tuất | Canh dần | Canh thìn |

Đại vận: Nhâm tí. Lưu niên: Tân mùi.
Nam (em) 21/7/1975, 4h
Quan | Tài | Nguyên | Sát |
Ất mão | Quý mùi | Mậu thìn | Giáp dần |

Đại vận: Tân tị. Lưu niên: Tân .mùi
Năm ,1991 hai anh em tranh chấp nhau, không ai nhường ai. Người em đâm dao vào anh suýt chết.
Qua các ví dụ trên đây chứng tở dù là giàu nghèo, sang hèn đều chịu ảnh hưởng của mệnh vận.
Năm gặp tai ách không nên có tâm lý may rủi.
Nếu năm đó qua được thì chẳng qua là tai nạn còn tiềm tàng, tích lâu nhất định sề bột phát.
1. Bàn về phàn ngâm, phục ngâm
‘Sách “Tam mệnh thông hội” viết: “Nếu tuế, vận ngược với nhật chủ là phản ngâm; tuế, vận áp lên nhật chủ gọi là phục ngâm, cả hai. trường hợp đều không lợi cho lục thân, không phá tài thì cũng không phải là điều tốt”.
Tuế vận ngược với nhật chủ tức tuế, vận và trụ ngày thiên khắc địa xung.
Ví dụ nhật nguyên là bính tí gặp lưu niên canh ngọ, hay nhật nguyên quý mùi gặp lưu niên đinh sửu đều gọi là phản ngâm.
Tuế vận áp lên nhật chủ là can chi của tuế vận giống với can chi trụ ngày.
Ví dụ nhật nguyên bính tí gặp lưu niên bính tí, hay nhật nguyên đinh sửu gặp lưu niên đỉnh sửu gọi là phục ngâm.
Kỳ thực, suy rộng ra, mỗi trụ của Tứ trụ và tuế vận đã gặp xung gọi là phản ngầm.
Phản tức là phản đối, ý nghĩa của đối xung là gặp xung tất bị tổn thương.
Mỗi cặp can chi của Tứ trụ hay của tuế vận giống nhau đều gọi là phục ngâm.
Phục tức là tăng áp lực lên. Nghĩa của tăng áp lực là làm cho chịu không nổi.
Vì các trụ khác có tác dụng bổ hay tán quyền hành cho trụ ngày, nên gặp phản ngâm hay phục ngâm chưa chắc đã lá xấu.
Trụ ngày là nhật chủ, dù vượng suy, cường nhược, gặp phản ngâm hay phục ngâm thì đặc biệt nghiêm trọng, chỗ nên phản, phục ngâm là nói đối với nhật chủ.
Vì tính của thiên can là động, động gặp xung chưa chắc đã xung, động gặp phục ngâm chưa chắc đã tăng áp lực.
Còn tính địa chi là tĩnh. Tĩnh gặp xung chưa chắc đã xung, nhưng tĩnh gặp phục ngậm chắc chắn sẽ tăng áp lực.
Cho nên phản ngâm, phục ngâm, lưu niên, thái tuế phần nhiều là theo địa chi mà nói.
Nếu thiếu thiên can, địa chi đều phản hay phục ngâm đương nhiên tai ách càng nặng hơn.
Đối với bản thân Tứ trụ mà nói: “Đề cương gặp xung là bại tan tổ nghiệp”, đó là trụ tháng phản ngâm.
“Trụ ngày xung khắc trụ năm là người không nương tựa vào tổ nghiệp”, đó là trụ ngày phản ngâm với trụ năm
“Chi tháng giống chi năm là tổ tiên không để lại cơ đồ”, đó là trụ năm và trụ tháng phục ngâm.
Trụ năm xung phạm thái tuế phần nhiều gặp tai nạn, đó là trụ năm phục ngâm.
Năm gặp bản mệnh phần nhiều gặp tai nạn, đó là do trụ năm phục ngâm.
Năm đại vận gặp xung, phần nhiều gặp tai nạn, đó là do đại vận phản ngâm.
Tuế vận đều gặp không chết mình thì cũng chết người thân, đó là đại vận phục ngâm.
Nhiều can chi của Tứ trụ và tuế vận cùng xung khắc một trụ nào đó thì đó là phục ngâm cộng thêm phản ngâm, gọi là phản, phục ngâm.
Nếu dụng thần bị tổn thương thì hạn càng nặng.
Rõ được những điều này thì có thể hóa giải được nhiều tai ách.
Trong sách này, phản, phục ngâm đềụ nói theo nghĩa rộng.
2. Bàn về thiên can, địa chi
Thiên can địa chi là các kí hiệu đại biểu cho trường lực trong không gian ở một thời điểm nào đó.
Nó có tính định hướng như từ trường.
Các đường sức của một can, chi nào đó luôn song song, không giao nhau.
Ví dụ phương Tây bắc củạ người Bắc Kinh khác với phương Tây bắc của người Quảng Tây, nhưng khi gặp thìn tuất tương xung, người Bắc Kinh có thể đi đến Nội Mông, còn người Quảng Tây đi lên phía Tây Tạng hoặc Tân Cương.
Nhâm quý tí hướng bắc; sửu dần hướng đông bắc; giáp ất mão hướng đông; thìn tị hướng đông nam. Bính đinh ngọ hướng nam; mùi thân hướng tây nam; canh tân dậụ hướng tây; tuất hợi hướng tây bấc; mậu kỷ thuần thể, tính trung nên hướng không rõ.
Tứ trụ có 8 can và chi. Nếu 8 can chi đều khác nhau thì có 8 hướng.
Kết qủa tác dụng của trường lực 8 can chi này sẽ định hướng phương hành vi của người đó.
Nếu tác dụng cân bằng thì can chi có thể khiến cho một hành thiên lệch nào đổ trở về cân bằng, can chí đó sẽ trở thành dụng hay hỉ thần.
Cho nên người mà Tứ trụ hoả quá vượng thì trường lực hướng về phương bắc, nên rất tự nhiên đi về phương nam sẽ dễ gặp tai hạn.
Như thế mới gọi là nguyên lý “vật tụ theo loại, người tụ theo nhóm”.
Nếu trong Tứ trụ có ngọ, gặp năm tí phản ngâm sẽ phát sinh trường lực nam – bắc đối nhau.
Vì tí là trường lực vũ trụ, nên lực lớn, suy ra con người tránh trường lực của tý – ngọ sẽ vô hại.
Đó là nguyên nhân gặp phải phản ngâm thì năm đó di chuyển nhiều so với những năm bình thường là cách hoá giải tốt nhất.
Nếu không di chuyển hoặc di chuyển theo phương tí – ngọ mà dụng thần lại nhược thì nguy hiểm chẳng khác gì “trứng chọi với đá”, khó thoát khỏi tai ách.
Nếu có 2 hoặc 3 tí xung một ngọ, đương nhiên nguy hiểm càng lớn.
Ví dụ trong Tứ trụ có mùi hợp chặt ngọ thì khó xung khai nên tránh được tai hoạ.
Tròng Tứ trụ đã có ngọ lại còn gặp năm ngọ mà phục ngâm thì càng nặng thêm.
Hoặc vì có ngọ mà trường lực tăng thêm, đi về phương nam sẽ khó tránh khởi tai hoạ.
Cho dù kết quả ra sao thì cũng đầu tiên là buồn bực, trầm uất, nặng nề dần. Nếu tổ hợp có cứu thì gặp hung sẽ hoá cát.
Kết luận
Qua phân tích trên đây ta đi đến kết luận: dù là phản ngâm hay phục ngâm, về nguyên tắc nên di chuyển, nếu không sẽ bị xung đổ hoặc bị áp đảo.
Di chuyển lớn là đi xa, ít ra thì dời chỗ ở trong nhà, cố tránh xa thái tuế và trường lực đối xung.
Đi đến những phương có lợi, di chuyển sẽ được hoá giải.
Nhưng không chỉ là phản ngâm, mọi sự hoá giải tai nạn về nguyên tắc đều cần động.
Động là tránh xa, dựa vào địa lợi để kháng lại thiên thời.
Vì thế mà thánh nhân lập ra “Dịch” có ý nghĩa thật sâu xa!
Khổng Tử nói: “Sách không nói được hết lời, lời không nói được hết ý”.
Ý của thanh nhân ta không thể nào hiểu hết.
Phần trên, đã lần lượt bàn về “Phương vị nên tránh”, “Dưỡng sinh và phóng sinh”, “Dùng thuốc giải hạn”, “Hành thiện tích đức và tín ngưỡng tôn giáo”.
Mỗi phương pháp vừa độc lập lẫn nhau, vừa liên quan chặt chẽ với nhau, hy vọng mọi người sẽ thể nghiệm được một cách sậu sắc.
Chúng ta không phải là thần thánh, chỉ dựa vào mệnh của Tứ trụ để dự đóan thì khó mà toàn diện được.
Thường thì năm ứng nghiệm tai hoạ, không bị hao tổn của cải thì cũng mắc vào kiện tụng, hoặc bệnh tật ốm đau, mình không bị thì cũng rơi vào người thân, nếu không thì không dự đoán hoá giải làm gì.
Thế giới dù phức tạp đến đâu thì mọi vật vẫn biến đổi theo quy luật.
Chúng ta xuất phát từ nguồn gốc để giải quyết vấn đề, lấy bất biến ứng vạn biến,
Y mệnh của mệnh học giông y như bệnh của y học.
Mà y bệnh của y học nói chung sạu khi phát bệnh sẽ để lại dấu vết để quan sát; còn y mệnh của mệnh học nói chung trước khi xảy ra tai hoạ không có dấu vết gì để thấy, cho nên rất khó đi sâu nắm bắt.
Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa phải cẩn thận, chu đáo, vừa phải mạnh dạn quyết đoán.
Khi ứng dụng cụ thể phải linh thông, tuỳ cơ ứng biến, còn trên hành động vừa đoan phương chính trực, giữ gìn chuẩn tắc tâm đức, không được đi chệch con đường này.
Khi gặp những Tứ trụ không hoàn toàn nắm vững thì không được hoá giải.
Yêu cầu mệnh chủ phải thành tâm phối hợp, đối chiếu với quá khứ mới có thể. rút ra kết luận.
Phàm đúng về nguyên tắc, nhưng có những tai hoạ hoá giải không được tất sẽ do nguyên cớ khác, không được vì thế mà mất lòng tin, cần không ngừng tổng kết thực tiễn.
Nghề gì cũng có tính hạn chế của nó.
Ta hoá giải tai ách tuy không trọn vẹn nhưng cũng vượt trên mức trung bình, vừa là sự kết tinh thực tiễn cổ kim, vừa nhờ kinh nghiệm bản thân mà đạt được.
Dùng nhiều biện pháp để giúp một người, chỉ cần ứng dụng thích đáng thì nhất định thành công.
Trong tài liệu này ít bàn đến cát hung, thần sát.
Đó không phầi là thần sát không có ý nghĩa mà chẳng qua nó cũng từ trong âm dương, ngũ hành mà ra, tức là ta đã không “bỏ gốc, tìm ngọn”.